Giai đoạn hoạt động của bãi chôn lấp

Một phần của tài liệu tính toán, thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Trang 82 - 84)

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP

5.6.1. Giai đoạn hoạt động của bãi chôn lấp

1) Rác trước khi vào bãi đổ phải qua sàn tiếp nhận. Khối lượng rác của mỗi chuyến chuyên chở được cân bằng cân điện tử đặt ở trước cổng. Khối lượng rác mỗi ngày chuyển đến bãi chôn lấp rác được thống kê và đưa vào máy tính hàng ngày. Ban quản lý chỉ tiếp nhận các loại rác thải nằm trong danh mục cho phép được chôn lấp và phải lập sổ đăng ký theo dõi định kỳ hàng năm theo các đề mục sau:

- Tên người lái xe vận tải chất thải;

- Tính chất của chất thải, nếu là bùn sệt phải ghi rõ hàm lượng cặn; - Lượng chất thải;

- Nguồn phát sinh chất thải, nếu là chất thải công nghiệp thì phải ghi rõ tên nhà máy, xí nghiệp.

Sổ sách ghi chép phải được lưu giữ và bảo quản tại bãi chôn lấp trong thời gian vận hành và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng bãi chôn lấp.

2) Sàn tiếp nhận rác (lưu rác) có diện tích khoảng 1.000m2 vì một phần rác được chuyển thẳng đến ô chôn rác. Trong các ngày lễ tết, hoặc trong trường hợp có sự cố ô chôn lấp rác sẽ được trữ tạm tại sàn tiếp nhận. Ngoài ra, khi có mưa lớn liên tục, rác sẽ được lưu lại sàn tiếp nhận mà không chuyển ra ô chôn lấp để tránh ảnh hưởng đến quá trình đầm nén rác.

Khu này cũng được dùng để chứa phế liệu tái sử dụng và khó phân huỷ. 3) Chất thải phải được chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ.

• Chất thải khi chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 – 8 tấn) thành những lớp có chiều dày tối đa 60cm, đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén 0,8 tấn/m3;

• Phải tiến hành phủ lớp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm nén chặt (theo các lớp) có độ cao 0,6m, bề dày lớp đất phủ đạt 20cm;

• Đất phủ phải có thành phần hạt sét >30% đủ ẩm để đầm nén. Lớp đất phủ phải được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi được đầm nén kỹ thì có độ dày khoảng 20cm.

4) Ô chôn lấp:

- Thực hiện thi công từ hố chôn rác đầu tiên (hố 1) ở vị trí đã được thiết kế theo mặt bằng bố trí. Hố chôn sẽ được đào sâu 5m, đất đào lên từ hố chôn sẽ được dùng để làm lớp phủ và làm đường lên xuống hố chôn;

- Khi rác được đổ vào hố 1 thì tiến hành thi công hố 2. Đất đào lên từ hố 2 cũng sẽ được dùng để làm lớp phủ ở hố 1. Cứ như vậy các hố chôn trình tự được thực hiện;

- Rác thải đổ xuống hố chôn theo phương pháp đổ lấn dần.

5) Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng (phun EM và rải Bokasi khử mùi, phun thuốc diệt mầm bệnh).

6) Các phương tiện vận chuyển chất thải sau khi đổ chất thải vào bãi chôn lấp cần phải được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm vi bãi chôn lấp.

7) Hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải thường xuyên hoạt động và được kiểm tra, duy tu, sửa chữa, xả rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế.

8) Cho phép sử dụng tuần hoàn nước rác nguyên chất từ hệ thống thu gom của bãi chôn lấp hoặc bùn sệt phát sinh ra từ hệ thống xử lý nước rác trở lại tưới lên bãi chôn lấp để tăng cường quá trình phân huỷ chất thải trong điều kiện sau:

- Chiều dày lớp rác đang chôn lấp phải lớn hơn 4m; - Phải áp dụng kỹ thuật tưới đều trên mặt;

- Không áp dụng cho những vùng của ô chôn lấp khi đã tiến hành phủ lớp cuối cùng.

Một phần của tài liệu tính toán, thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w