Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp

Một phần của tài liệu tính toán, thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Trang 55 - 59)

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP

5.2.2.1.Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp

Ta giả thiết tính toán như sau:

• Bãi chôn lấp được xây dựng kết hợp chìm – nổi;

• Trước khi chôn lấp đã được xử lý sơ bộ, nhằm giảm thể tích rác được ép tới tỷ trọng 0,8m3/tấn;

• Chiều cao tổng thể của bãi rác sau khi đóng cửa là 10m, với độ sâu chìm dưới đất là 5m và độ cao nổi là 5m;

• Các lớp rác dày tối đa là 60cm, sau khi đã được đầm nén kỹ;

• Các lớp đất phủ xen kẽ từng lớp rác có độ dày 20cm;

• Tổng diện tích các lớp đất phủ chiếm 28% thể tích hố chôn;

• Hiệu suất sử dụng đất tại bãi chôn lấp là 75%, còn lại là 25% diện tích đất phục vụ cho giao thông, bờ bao, công trình xử lý nước thải và trạm điều hành, đất trồng cây xanh;

Căn cứ vào các giả thiết này ta có thể tính toán được diện tích cần thiết để chôn lấp rác như sau:

Khối lượng rác thu gom được là:

Mtg= M * k

Trong đó:

Mtg: Lượng rác thu gom được M : Lượng rác thải ra

k : Hệ số thu gom, lấy k = 0,7

 Mtg = 356.820 * 0,7 = 249.774 (tấn)

Thể tích CTR cần để chiếm chỗ là: Wtc = Mtg / b

Trong đó:

Wtc: thể tích cần thiết để chứa CTR ở bãi rác b : tỉ trọng CTR, chọn b = 0,8

 Wtc = 2490,.8774 = 312.217 (m3)

Với độ cao tổng thể của bãi rác là (D = 10m), các lớp rác dày (dr = 60cm) và lớp đất phủ xen kẽ (dd = 20cm)

Số lớp rác chôn lấp (L) cần cho 1 bãi rác được tính: L = D/ dr+ dd

= 1000/(60 + 20)

= 12,5 (lớp), chọn 12 (lớp) Độ cao hữu dụng để chứa rác:

d1 = dr* L

= 0,6 * 12

Chiều cao của các lớp đất phủ là: d2 = dd* L

= 0,2 * 12 = 2,4 (m)

Diện tích hữu dụng cần thiết để chôn lấp hết lượng rác tính toán là: Stc = Wtc/d1

= 312.217 / 7,2 = 43.363,5 (m2) = 4,34 (ha)

Nếu chọn diện tích đất sử dụng cho các công trình phụ trợ là 25% thì tổng diện tích bãi chôn lấp sẽ là 6 ha.

5.2.2.2. Tính toán diện tích các hố chôn lấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng lượng CTR đưa vào bãi chôn lấp từ năm 2007 – 2020 là tấn 249.774 tấn và thời gian sử dụng cho bãi chôn lấp là 13 năm. Diện tích sử dụng để chôn lấp là 4,34 ha, sẽ xây dựng được 4 hố chôn với diện tích bằng nhau. Các hố chôn sẽ được luân phiên sử dụng theo thứ tự từ 1 đến 4, hố này đầy sẽ lấp lại và sử dụng hố tiếp theo.

 Khối lượng CTR cho 1 hố chôn (đơn nguyên) là:

444. . 62 4 774 . 249 = (tấn) = 78.054 (m3/ 1 đơn nguyên)

Thể tích 1 đơn nguyên có thể được tính như sau: Vđn = VI + VII (*) VI = 1/3 h1[a1b1 + ab + (a1b1ab)1/2] VII = 1/3 h2 [a2b2 + ab + (a2b2ab)1/2] Trong đó:

VI : Thể tích phần chìm của hố chôn lấp VII : Thể tích phần nổi của hố chôn lấp h1 : Chiều cao phần chìm của hố chôn lấp h2 : Chiều cao phần nổi của hố chôn lấp a,b : Cạnh đáy lớn của hố chôn

a1,b1: Cạnh đáy dưới của hố chôn a2,b2: Cạnh đáy trên của hố chôn

a1 = a - 2h1 = a - 10 a2 = a - 2h2tg600 = a – 17,32 b1 = b - 2h1 = b - 10 b2 = b - 2h2tg600 = b – 17,32 Vđn = Vrác + Vvật liệuphủ Theo tính toán: Vvật liệuphủ = 28% Vrác  Vđn = 128% Vrác = 128% * 78.054 = 99.909 (m3) Chọn: a = 130 m b = 70 m  diện tích S = 9.100 (m2) a1 =120 m b1 = 60 m a2 = 112,68 m b2 = 52,68 m

Tính Vđn theo công thức (*) ta được: Vđn = 99.966,766 (m3)

9.100 * 4 = 36.400 (m2) = 3,6 4 (ha) Vậy:

• Chiều dài mặt hố là: 130 m

• Chiều rộng mặt hố: 70 m

• Chiều dài đáy hố: 120 m

• Chiều rộng đáy hố: 60 m

• Chiều cao hố: 10 m

Một phần của tài liệu tính toán, thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Trang 55 - 59)