Địa chất công trình

Một phần của tài liệu tính toán, thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Trang 43 - 46)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BÃI CHÔN LẤP CTR CỦA HUYỆN

4.4. Địa chất công trình

Nằm trong khu vực châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long đất đai trên địa bàn huyện Chợ Gạo hầu hết được hình thành do quá trình trầm tích, bồi đắp tạo nên. Thành phần cơ giới là thịt nặng, tỷ lệ sét cao: 60-80%, sức chịu tải của nền đất tương đối tốt ≈1kg/cm2.

Từ các quan sát thực địa, mô tả đất nền qua các hố khoan khảo sát, chủ yếu tổng hợp kết quả phân tích mẫu cơ lý của các lớp đất đá, nhận thấy khu vực khảo sát (tính đến độ sâu trên 20m), cấu tạo nền chủ yếu là thịt nặng, có thể chia thành 2 phần: phần trên là các lớp cát mỏng pha thịt, phần dưới là nền thịt sét. Từ trên xuống, với mục đích phục vụ bãi chôn CTR, nền công trình chia thành các lớp đất đá như sau:

Lớp 1: Đất thịt lẫn 20 – 40% cát vàng hạt to đôi chỗ hơi đỏ, trạng

thái cứng. Đây là lớp nguyên thổ trên cùng của khu vực, gặp đều ở tất cả các hố khoan, chiều dày lớp từ 1 – 2,5m, đất có sức chịu tải cao, tính chống thấm trung bình. Chiều dày phân bố cụ thể từng vị trí khoan như sau:

Tên hố khoan Chiều sâu mặt lớp (m)

Chiều sâu đáy lớp (m)

Chiều dày lớp (m)

HK 2 0,0 2,0 2,0

HK 3 0,0 1,5 1,5

Trung bình 0,0 2,0 2,0

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Tiền Giang, 2006)

Kết quả thí nghiệm 3 mẫu cơ lý cho các đặc trưng chủ yếu như sau (giá trị trung bình): + Dung trọng thí nghiệm: γw = 2.200g/cm3 + Độ sệt: B = -0,33 + Góc ma sát trong: φ = 21013’ + Lực dính: C = 0,254kg/cm2 + Hệ số rỗng: εo = 0,594 + Hệ số nén: A (1-2) = 0,017 cm2/kg

+ Sức chịu tải quy ước: Rtc = 2,1 kg/cm2

+ Hệ số thấm: Kt = 5,1*10-5 cm/s

Lớp 2: sét xám vàng lẫn ít sạn nhỏ (từ 2 - 4%), trạng thái nửa cứng. Lớp

này nằm dưới lớp 1 và mặt đều ở tất cả các vị trí khoan, chiều dày lớp từ 1,5 – 3m, sức chịu tải cao, tính chống thấm tốt. Ranh giới lớp phân bố cụ thể theo từng vị trí khoan khảo sát như sau:

Tên hố khoan Chiều sâu mặt lớp (m)

Chiều sâu đáy lớp (m) Chiều dày lớp (m) HK 1 2,5 5,5 3,0 HK 2 2,0 4,5 2,5 HK 3 1,5 3,5 2,0 Trung bình 2,0 4,5 2,5

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Tiền Giang, 2006).

Kết quả thí nghiệm 3 mẫu cơ lý cho các đặc trưng chủ yếu như sau (giá trị trung bình):

+ Dung trọng thí nghiệm: γw = 1.980g/cm3 + Độ sệt: B = +0,042 + Góc ma sát trong: φ = 19015’ + Lực dính: C = 0,255kg/cm2 + Hệ số rỗng: εo = 0,852 + Hệ số nén: A (1-2) = 0,025 cm2/kg

+ Sức chịu tải quy ước: Rtc = 1,8 kg/cm2

+ Hệ số thấm: Kt =4,5*10-7 cm/s

Lớp 3: Sét màu xám, trạng thái nửa cứng. Lớp này nằm dưới lớp 2 và chỉ

gặp tại vị trí HK1, chiều dày lớp tại HK1 là 7m (phân bố từ độ sâu 5,5 – 12,5m), sức chịu tải trung bình, tính chống thấm tốt.

Kết quả thí nghiệm 3 mẫu cơ lý cho các đặc trưng chủ yếu như sau (giá trị trung bình): + Dung trọng thí nghiệm: γw = 1.800g/cm3 + Độ sệt: B = +0.,28 + Góc ma sát trong: φ = 13066’ + Lực dính: C = 0,238kg/cm2 + Hệ số rỗng: εo = 0,825 + Hệ số nén: A (1-2) = 0,030 cm2/kg

+ Sức chịu tải quy ước: Rtc = 1,6 kg/cm2

+ Hệ số thấm: Kt = 3,9*10-7 cm/s

Lớp 4: sét màu xám tro, trạng thái nửa cứng. Lớp này nằm dưới lớp 3 và

chỉ gặp tại vị trí khoan HK1, chiều dày lớp tại HK1 là 5m (phân bố từ độ sâu 12,5– 17,5m), sức chịu tải cao, tính chống thấm tốt. Kết quả thí nghiệm 3 mẫu cơ lý cho các đặc trưng chủ yếu như sau (giá trị trung bình):

+ Dung trọng thí nghiệm: γw = 1.800g/cm3

+ Góc ma sát trong: φ = 16015’

+ Lực dính: C = 0,257kg/cm2

+ Hệ số rỗng: εo = 0,749

+ Hệ số nén: A (1-2) = 0,030 cm2/kg

+ Sức chịu tải quy ước: Rtc = 2,01 kg/cm2

+ Hệ số thấm: Kt = 3,2*10-6 cm/s

Lớp 5: Nền đá cứng, sét xám tro, phong hóa nhẹ, rắn chắc. Lớp này nằm

dưới lớp 4 và chỉ gặp tại vị trí hố khoan HK, HK3, đây cũng là lớp cuối cùng khảo sát được, chiều dày khảo sát sâu nhất là 18m. Kết quả thí nghiệm 3 mẫu cơ lý cho các đặc trưng chủ yếu như sau (giá trị trung bình):

+ Dung trọng thí nghiệm: γw = 1.800g/cm3

+ Sức kháng nén: Rn = 121kg/cm3

Qua kết quả khảo sát địa chất cho thấy khu vực dự kiến xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh huyện Chợ Gạo có hệ số thấm trung bình 4,5*10-7 cm/s là

khá thuận lợi cho việc xây dựng bãi chôn lấp do có khả năng chống thấm tốt. Tuy chưa đạt tiêu chuẩn chống thấm (Thông tư 01/2000/TTLT – BKHCNMT – BXD) nhưng có thể sử dụng lớp HDPE hoặc mang đất sét có hệ số thấm đạt tiêu chuẩn từ nơi khác để gia cố thêm.

Một phần của tài liệu tính toán, thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w