HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ GẠO

Một phần của tài liệu tính toán, thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Trang 33 - 37)

HUYỆN CHỢ GẠO

3.1. Khối lượng CTR phát sinh hiện nay

Tổng khối lượng CTR phát sinh của toàn huyện khoảng 50 tấn/ngày (năm 2007). Tuy nhiên theo số liệu thống kê của Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Chợ Gạo thì khối lượng CTR thu gom thực tế chỉ 30% tổng số lượng CTR phát sinh.

Bảng 14. Khối lượng rác thải những năm gần đây của huyện Chợ Gạo Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Khối lượng rác (tấn/ năm) 15.950 16.348 16.647 17.216 17.678 18.230

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Chợ Gạo, 2006).

3.2. Thành phần CTR của huyện Chợ Gạo

Bảng 15. Thành phần rác thải sinh hoạt ở huyện Chợ Gạo

STT Thành phần % Khối lượng

1 Giấy 4,20

2 Kim loại 1,02

3 Thủy tinh 0,01

4 Giẻ 1,01

5 Cao su, da, giả da… 2,26

6 Nhựa, bao nilon các loại 5,63

7 Rác hữu cơ 68,67

8 Chất trơ 17,20

Cộng 100

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Chợ Gạo 05/2006).

Từ kết quả phân tích cho thấy:

• Rác sinh hoạt ở huyện Chợ Gạo có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ khá cao và đây là một trong những đặc điểm để có thể lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp;

• Rác từ huyện ra đến bãi rác đã thay đổi nhiều về thành phần do những người nhặt rác ở nhiều khâu đã loại đi những thành phần có thể bán được;

• Thành phần rác theo thời gian cũng thay đổi đáng kể do tập quán tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và mức sống;

• Trong tương lai khi đời sống người dân tăng cao thì một số thành phần rác sẽ dần dần giảm đi như thực phẩm, cành cây, đất cát và tăng một số thành phần khác như giấy, đồ hộp….

3.3. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý CTR tại huyện Chợ Gạo

Huyện Chợ Gạo gồm có 18 xã và một thị trấn (Xã Trung Hòa, Hòa Tịnh, Mỹ Tịnh An, Tân Bình Thạnh, Phú Kiết, Lương Hòa Lạc, Thanh Bình, Song Bình, Long Bình Điền, Đăng Hưng Phước, Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phục Nhứt, Bình Phan, An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Hòa Đinh, Xuân Đông và thị trấn Chợ Gạo). Việc thu gom chất thải phần lớn chỉ được tiến hành ở thị trấn Chợ Gạo và các xã lân cận, những nơi đông dân cư, có chợ. Số còn lại một phần do các hộ tự xử lý còn lại đa phần được ném xuống kênh rạch, đổ ra đường, khu đất trống, mương thoát nước….

Trên toàn huyện có một bãi rác tập trung, được xậy dựng tại xã Tân Thuận Bình với diện tích 4.800 m2 tất cả rác thải ở các điểm chợ, khu dân cư tập trung và cập quốc lộ 50…; hàng ngày lực lượng công nhân Ban quản lí chợ thu gom, vận chuyển đổ vào bãi rác này với khối lượng 15 tấn/ngày. Đối với một số chợ ở xa thì có xây dựng hố chứa rác tạm, khoảng 3 – 5 ngày xe rác sẽ đến thu gom đổ vào bãi rác tập trung. Tuy nhiên bãi rác Tân Thuận Bình hiện không đáp ứng được yêu cầu do gần cụm công nghiệp Tân Thuận Bình và thực hiện dự án đường Chợ Gao – Cần Đước (Long An), UBND huyện Chợ Gạo hiện đang qui hoạch xây dựng bãi rác hợp vệ sinh cho toàn huyện ở xã Thanh Bình.

Trong năm 2005 và 2006 phòng Tài Nguyên & Môi Trường đã đề nghị UBND huyện Chơ Gạo cho xây dựng thêm hố rác mini tại các chợ xã nhằm thu gom rác để quản lí và xử lí như: Lương Hòa Lạc, Phú Kiết, Mỹ Tịnh An, Bình Phục Nhứt, Quơn Long và Bình Ninh…, nhưng hiện nay nhiều nơi đã quá tải.

Nhân lực, thiết bị và phương tiện thu gom:

Ở cấp huyện: Ban quản lí chợ huyện thành lập đội vệ sinh gồm 7 người, được

bố trí 2 tài xế, 2 áp tải, 3 công nhân quét dọn; ngoài ra còn hợp đồng thêm 1 nhân viên thu phí.

Về phương tiện có trang bị 2 xe ép rác (1 xe 5 tấn, 1 xe 2,5 tấn) và trên 60 thùng chứa rác các loại.

Ở cấp xã: Các chợ xã đều có tổ chức làm vệ sinh thu gom rác, vận chuyển

bằng phương tiện thô sơ về bãi rác xã hoặc hợp đồng thuê vận chuyển bằng xe ép rác của huyện về bãi rác tập trung của huyện.

Tổng số tiền phải chi cho hoạt động thu gom, xử lí rác là 315.801.000 đ/năm, tổng số tiền thu được từ hợp đồng lấy rác là 153.816.000 đ/năm, thấp hơn so với số tiền phải chi là 161.985.000đ/năm.

Tuy nhiên, phí rác hiện nay thu chưa ổn định, tháng nắng số thu giảm do hộ dân tự xử lí tại chổ, tháng mưa thì phí rác tăng do hộ dân không xử lí được.

3.4. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý CTR huyện Chợ Gạo

- Ngoài những điểm tập trung thu gom rác trên, hiện tại huyện không có phương án nào để thu gom, xử lí rác sinh hoạt của những hộ dân sống rải rác, không tập trung.

- Rác thải y tế là một trong những loại rác thải nguy hại, khó xử lí. Hiện tại bệnh viện đa khoa Chợ Gạo chưa có hệ thống xử lí mà chỉ có lò đốt thô sơ, hàng ngày lượng rác y tế được đốt khoảng 40 – 50 kg, hàm lượng khối và CTR sau khi đốt rất cao, do đó cần xây dựng một lò đốt đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Chất thải chỉ mới thu gom được một lượng nhỏ so với lượng phát sinh, phần còn lại bị thải xuống sông hoặc ở trong các ngõ, mương, rãnh thoát nước làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.

- Các khu chứa rác tạm, các bãi rác mini không hợp vệ sinh là nguồn gây ô nhiễm cho đất, nước và không khí.

- Phương tiện thu gom còn thiếu và lạc hậu.

- Công nhân vệ sinh môi trường phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, thiếu thiết bị và các biện pháp phòng chống độc hại. Tại các điểm tập kết, rác

hầu như không được phân loại mà đổ lẫn lộn thành một khối, làm mất vệ sinh gây ô nhiễm tới môi trường.

- Đối với chất thải chăn nuôi: Hiện nay trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ dân chăn nuôi rất cao, số lượng gia súc 151.405 con, gia cầm 1.418.404 con, lượng phân thải ra rất lớn nếu không có biện pháp xử lí, quản lí sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí cũng như môi trường sống của cộng đồng dân cư.

Chương 4

Một phần của tài liệu tính toán, thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w