Hệ thống trung chuyển và vận chuyển :

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi (Trang 85)

Việc vận chuyển rác được thực hiện bởi công ty DVCI huyện . Lộ trình vận chuyển từ các điểm hẹn (sáng và chiều) đến khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (bãi rác Tam Tân). Thiết bị vận chuyển hiện tại của huyện 2 xe ép kín loại 10 tấn .

Một số khó khăn hệ thống thu gom và vận chuyển hiện tại của huyện Củ Chi : Tỷ lệ thu gom CTRSH tại các hộ gia đình là rất thấp , chiếm khoảng 3-4% so với tổng lượng CTRSH của toàn huyện (7-8 tấn/ngày) so với tổng khối lượng là 171 tấn/ngày)

Địa bàn thu gom chỉ giới hạn ở thị trấn , 4 ấp của xã Tân Thông Hội và 14 chợ trên địa bàn huyện do đó tại 19 xã còn lại CTRSH từ các hộ gia đình đổ trực tiếp ra vườn nhà (đối với các hộ có diện tích đất sử dụng rộng) hoặc khu đất trống , lề đường (đối với các hộ gia đình có diện tích đất sử dụng hẹp và gần đường lộ) gây ảnh hưởng đến môi trường sống tại khu vực . Một số hộ gần với chợ của xã thì thường đổ vào bộ rác của chợ có thể gây quá tải tại các bô rác này trong các ngày lễ tết (hoặc quá trình đô thị hóa làm tăng dân số tại xã) gay ô nhiễm do không thu gom triệt để được lượng rác này .

Số lượng phương tiện vận chuyển chỉ đảm bảo thu gom được lượng CTRSH tại các khu vực trên và sẽ quá tải khi lượng CTRSH tăng .

4.2.4 Thu hồi và tái sử dụng CTR và chôn lấp :

Các hộ dân , cơ quan thường thu hồi phế liệu từ rác trước khi đơn vị thu gom đến lấy rác và bán cho một số cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn huyện . Tuy nhiên vẫn còn một lượng nhỏ do công nhân thu gom rác thu hồi nhưng không đáng kể .

Kể từ năm 2004 , huyện không thực hiện việc chôn lấp rác như trước đây mà chuyển tất cả lượng chất thải rắn thu gom được cho công ty môi trường đô thị thành phố thực hiện , chôn rác tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (bãi rác Tam Tân)

4.2.5 Hệ thống hành chánh quản lý CTRSH huyện Củ Chi :

Đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và can chuyển rác trên địa bàn huyện Củ Chi là công ty DVCI huyện Củ Chi . Tổng số cán bộ công nhân viên Đội vệ sinh của công ty là 64 người , gồm 1 đội trưởng , 3 đội phó và 60 đội viên .

CHƯƠNG 5 :

TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

5.1 Giới thiệu sơ lược về chương trình của dự án PLCTRĐTTN của huyện :

Dự án phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn (PLCTRĐTTN) sẽ được triển khai với quy mô trên địa bàn Huyện Củ Chi (là một phần trong dự án PLCTRĐTTN của Tp.HCM) .

Do tính chất của dự án liên quan đến nhiều vấn đề kỹ thuật , công nghệ, kinh tế và xã hội , nhiều vấn đề can phải điều chỉnh . Vì vậy dự án thí điểm sẽ triển khai trong thời gian 6 tháng của giai đoạn 1 (2005-2006) đối với cụm dân cư tại các xã Phú Hòa Đông , Tân An Hội , Tân Thông Hội , Tân Phú Trung , Bình Mỹ , Phước Hiệp , Phước Thạnh và Thị trấn – thu gom chiếm 75% lượng rác còn lại của toàn huyện . Đây là khoảng htời gian đủ dài để cả “ người bỏ rác” , “ người thu gom” , và “ ban thực hiện dự án” làm quen và có đủ kinh nghiệm theo trách nhiệm của mình . Sau khi hoàn tất giai đoạn thí điểm , Huyện sẽ tiếp tục thực hiện chương trình này cho các xã khác trong Huyện (giai đoạn 2 , cuối năm 2006-2010 tại các xã còn lại ngoại trừ 2 xã Phú Mỹ Hưng , An Phú – nhằm thu gom được 95% lượng rác còn lại của toàn huyện) theo quy hoạch đến năm 2010 . Tuy nhiên trước khi triển khai dự án , những nội dung sau đây cần được thực hiện :

_ Lập dự án khả thi , trình và thẩm định dự án khả thi ;

_ Sau khi dự án khả thi đã được phê duyệt , lập “ban thực hiện dự án” và triển khai các công việc sau :

 Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho người dân ;

 Tập huấn thu gom rác đã phân loại cho công dân thu gom ;  Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ;  Xây dựng các gói thầu , đấu thầu và trang thiết bị phục vụ

Sau khi triển khai thí điểm PLCTRĐTTN trong 6 tháng giai đoạn 1 , cần tiến hành đánh giá kết quả đánh giá thực hiện dự án . Từ đó rút kinh nghiệm để có thể duy trì công tác PLCTRĐTTN tại huyện và là bài học kinh nghiệm cho các quận , huyện khác .

Dự án triển khai trên 2 mặt song song như sau :

_ Thực hiện tuyên truyền đến các hộ gia đình

Hình 5.1 : Sơ đồ quy trình triển khai chương trình phân loại CTR tại nguồn

CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật Cty DVCI Huyện Centema STN & MT Cấp Huyện Cán bộ phụ trách cấp xã Hội phụ nữ , lực lượng thanh niên Hộ gia đình , công sở , nhà hàng , trường học các đối tượng xả rác khác

Thùng chứa , túi nylon tại nguồn

Tổ chức lực lượng thu gom

Thùng thu gom sơ cấp

Xe vận chuyển

Điểm trung chuyển rác Công tác vận động tuyên truyền

UBND Huyện

Cán bộ phụ trách cấp

5.2 Triển khai chương trình phân loại CTR tại nguồn:5.2.1 Phương án kỹ thuật và công nghệ : 5.2.1 Phương án kỹ thuật và công nghệ :

Việc đề xuất và lựa chọn các phương án công nghệ và quản lý , kết hợp giữa xây dựng và quy trình vận hành hợp lý với phương án công nghệ đã được lựa chọn , sẽ đóng vai trò quyết định trong thành công của dự án . Công tác này đặc biệt quan trọng trong dự án phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn ,là dự án không chỉ xây dựng trên cơ sở kỹ thuật – công nghệ , mà còn các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến khả năng , hiệu quả thực hiện dự án . Trong phần này , các vấn đề sau sẽ được trình bày :

_ Lựa chọn phương án tổng quát cho cả hệ thống phân loại chất thải tắn tại nguồn và phương án cho từng thành phần của hệ thống như trang thiết bị tồn trữ trong nhà , phương tiện thu gom tại nhà , xe vận chuyển , trạm phân loại .

_ Xây dựng quy trình vận hành cho từng phương án tổng quát .

_ Xác định các số liệu ban đầu phục vụ công tác thiết kế kỹ thuật và lựa chọn thiết bị cho hệ thống .

Trong đó phần lựa chọn phương án và quy trình vận hành toàn bộ hệ thống sẽ được trình bày một cách chi tiết .

Việc xây dựng các phương án phân loại chất thải rắn tại nguồn của Huyện Củ Chi được thực hiện dựa trên các đặc điểm và cơ sở sau :

_ Củ Chi là một huyện khá rộng với số dân thống kê năm 2004 là 285.770 người . Sồ lượng hộ gia đình . cơ quan , trường học khoảng gần 100 ngàn đơn vị .

_ Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hiện nay thải ra mỗi ngày là 201 tấn/ngày với thành phần đa dạng , trong đó thành phần hữu cơ (thực phẩm dư thừa) chiếm từ 72-85%

_ Chưa có hệ thống phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn .

_ Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt do Nhà Nước quản lý . Lực lượng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Nhà Nước đã và đang được đầu tư rất lớn .

_ Mức sống và ý thức của người dân ở các khu vực khác nhau rất khác nhau . Chế độ và thời gian làm việc cũng rất khác nhau .

_ Hiện nay Nhà nước bao cấp toàn bộ phí thu gom tại nhà , phí vận chuyển và xử lý .

5.2.1.1 Chuẩn hóa trang thiết bị tồng trữ và thu gom chất thải rắn :

Mục đích của việc chuẩn hóa trang thiết bị tồn trữ và thu gom chất thải rắn là giúp cho các đối tượng tham gia vào chương trình “Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn” dễ dàng nhận biết loại chất thải cần phân loại hạn chế sự nhầm lẫn các loại chất thải với nhau . CTRSH trong chương trình này sẽ được phân thành 2 loại chính : chất thải thực phẩmchất thải còn lại . Các loại trang thiết bị cho khâu tồn trữ và thu gom bao gồm

1 Túi Nylon :

Chất liệu

Chất liệu của túi chứa nên sử dụng là loại túi PE ( không nên dùng loại PVC vì tính năng gay ô nhiễm môi trường khi đốt hoặc chôn lấp). Hiện nay trên Thế Giới đang sử dụng phổ biến loại túi polymer có khả năng phân hủy sinh học để đựng chất thải thực phẩm đã phân loại . Mục đích chính là sự tiện lợi khi chôn thấp loại chất thải này mà không cần phải phá bỏ túi chứa vì thời

gian phân hủy loại túi này rất ngắn (tùy đặc tính của từng loại túi mà thời gian phân hủy có thể kéo dài từ 2 tháng – 1 năm) Tại Việt Nam , loại túi này hiện đang trong thời gian nghiên cứu để sản xuất vì giá thành của loại chất liệu này tương đối cao . Vì vậy , dự án đề xuất loại túi PE để chứa cả 2 loại chất thải .

Màu sắc

Đối với rác thực phẩm : đề xuất màu xanh lá cây cho loại chất thải này , vì màu xanh lá cây tượng trưng cho cây cỏ , rau , thực phẩm ,,,

Đối với rác còn lại : đề xuất thùng chứa màu xám , vì nay là màu dễ dàng nhận biết , dễ sản xuất và theo kinh nghiệm của các nước trên Thế Giới , màu xám cho CTR còn lại đã được sử dụng rất hiệu quả ,,,

Mẫu mã

Túi sẽ được thiết kế theo dạng túi thông dụng trên thị trường hiện nay, không có quai xách nhằm tránh sử dụng vào các mục đích khác .

Trên mỗi loại túi nylon đựng chất thải sẽ in biểu tượng loại chất thải cần phần loại và dòng chữ ghi rõ loại chất thải đó để người tham gia phân loại dễ dàng nhận biết . (Ví dụ : túi đựng chất thải thực phẩm phải ghi dòng chữ “rác thực phẩm” và túi đựng chất thải còn lại phải ghi dòng chữ “rác còn lại” Cả hai loại tùi trên đều phải in logo chương trình PLCTRĐTTN .

Kích cỡ

Túi sẽ được sản xuất với nhiều loại kích cỡ khác nhau , tương ứng với dung tích của các loại thùng chứa đưa vào sử dụng cho nhiều đối tượng trong chương trình ( trường học , văn phòng , nhà hàng , khách sạn, v.v ,,, ) Các kích thước túi được đề xuất như sau :

Loại thùng Đơn vị Kích thước túi

15 lít mm ??

20 lít mm 630 x 720

2 Thùng chứa rác hộ gia đình

Sau hội thảo về phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn do Sở Tài Nguyên & Môi Trường tổ chức ngày 12-1-2005 , phương án phân loại chất thải rắn đô thị thành 2 nhóm : rác thực phẩm và phần còn lại được thống nhất lựa chọn trên những căn cứ sau đây :

_ Kết quả thảo luận tại các cuộc hội thảo ( lần thứ nhất vào tháng 11 năm 2001 , lần thứ 2 vào tháng 2 – 2002 , lần thứ 3 vào tháng 3-2003)

_ Kết quả tham vấn cộng đồng dân cư

_ Kinh nghiệm từ dự án thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường 12 – Q.5 do ENDA và Sở Khoa học , Công nghệ & Môi trường thực hiện năm 1997-1998 .

Chất liệu

Chất liệu thùng chứa cũng được làm từ nhựa PE . Sau một thời gian thực hiện chương trình PLCTRĐTTN , thùng chứa được khuyến khích sản xuất bằng nhực tái sinh từ CTR .

Màu sắc

_ Đối với CTR thực phẩm : đề xuất thùng chứa màu xanh lá cây cho loại chất thải này , vì màu xanh lá tượng trưng cho cây cỏ , rau , thực phẩm ,,,

_ Đối với CTR còn lại : đề xuất thùng chứa màu xám , vì đây là màu phổ biến trên thị trường , dễ sản xuất từ nhựa tái sinh và theo

kinh nghiệm của các nước trên thế giới , màu xám cho CTR còn lại đã được sử dụng rất hiệu quả .

Mẫu mã

Có 2 loại thùng chứa thông dụng trên thị trường hiện nay , đó là loại thùng chứa thông thường có nắp đậy bằng tay (1) và loại thùng chứa có nắp đậy bằng chân đạp (2) . Ưu điểm của loại thùng (1) là tuổi thọ cao và giá thành tương đối thấp hơn so với loại thùng (2). Nhưng nhược điểm lớn nhất của loại thùng này là rất bất tiện khi phải sử dụng tay để mở và đóng nắp thùng . Loại thùng (2) được sử dụng phổ biến và rộng rãi do tính tiện lợi khi bỏ rác vào và lấy rác ra , đảm bảo an toàn vệ sinh cho người sử dụng . Vì vậy , mẫu thùng được đề xuất là loại thùng chứa có nắp đậy bằng chân đạp .

Hai loại thùng chứa CTR được in biểu tượng loại chất thải và logo tương tự như hai loại túi chứa nêu trên .

Mỗi loại thùng chứa CTR sẽ được in biểu tượng của loại chất thải cần phân loại và dòng chữ ghi rõ loại chất thải đó để người tham gia phân loại dễ dàng nhận biết . thùng đựng chất thải thực phẩm có in dòng chữ “RÁC THỰC PHẨM” và thùng chứa chất thải còn lại in dòng chữ “RÁC CÒN LẠI” Ngoài ra , các thùng chứa đều được in logo chương trình PLCTRĐTTN

Hình thức lưu trữ

Tại hộ gia đình , 2 nhóm chất thải rắn được phân loại như trên được chứa trong 2 loại túi nylon và 2 thùng chứa được quy định như sau :

_ Túi (màu xanh lá cây trong trường hợp Nhà Nước đầu tư túi chứa CTR thực phẩm) và thùng chứa màu xanh lá cây : chứa trong CTR thực phẩm thu gom hàng ngày

_ Túi và thùng chứa màu xám : chứa phần CTR còn lại được thu gom 2 lần/tuần

Dung tích

Tính toán dung tích dựa trên những cơ sở sau :

_ Số người trung bình trong một hộ gia đình : 5 người/hộ

_ Tốc độ phát sinh CTR trung bình : 0,6kg/người ngđ

_ Khối lượng riêng trung bình của CTR thực phẩm là 300 kg/m3 = 0,3 kg/l

_ Khối lượng riêng trung bình của CTR còn lại là 146 kg/m3 = 0,146 kg/l (Số liệu này được tính toán dựa trên cơ sở thành phần và tỷ trọng của từng loại CTR trong hỗn hợp CTR còn lại)

_ Tỷ lệ khối lượng CTR thực phẩm và CTR còn lại là 3:1

_ Hệ số hữu ích đối với thùng chứa CTR thực phẩm lấy bằng 70% , đối với thùng chứa CTR còn lại lấy bằng 90% (để hạn chế mùi rác và vi khuẩn) phát tán ra ngoài .

Dung tích thùng chứa CTR thực phẩm (thời gian chứa rác là 1 ngày)

Vtp = 5(người/ x 0,6 (kg/người .ngđ) x 3/4 x 1(ngđ) = 9,5l/ngđ 0,3(kg/l) x 0,7

Dung tích thùng chứa CTR còn lại (thời gian chứa rác tối đa là 4 ngày) Vtp = 5(người) x 0,6(kg/người .ngđ) x 1/4 x 4(ngđ) = 20 (l/ngđ) 0,146(kg/l) x 0,9

Như vậy sử dụng thùng chứa plastic 20l để chứa CTR còn lại trong thời gian lưu trữ tối đa là 4 ngày . Tuy dung tích thùng chứa CTR thực phẩm theo tính toán chỉ

cần 9,5 lít , nhưng để việc đầu tư thùng đồng bộ , kiến nghị thùng chứa CTR thực

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w