Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Huyện Củ Chi :

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi (Trang 80)

Theo số liệu thống kê của công ty dịch vụ công ích huyện Củ Chi , trong năm 2002 tổng khối lượng rác thu gom hiện tại hàng ngày trên địa bàn huyện là 54 tấn/ngày (tương ứng khoảng 19.710 tấn/năm) . Trong đó rác từ các hộ gia đình là 7 tấn/ngày , từ các cơ sở sản xuất là 27 tấn/ngày và từ các công trình công cộng như : chợ , bệnh viện , khu vui choi , rác đường phố … là 20 tấn/ngày). (Theo chuyên đề quy hoạïch quản lý CTR và CTNH thuộc đề tài Ngiên Cứu Xây Dựng Quy Hoạch Môi Trường Phục Vụ Phát Triển KT-XH Huyện Củ Chi Đến Năm 2010)

Khối lượng chất thải rắn là một trong hai thông số quan trọng nhất để tính toán thiết kế và lựa chọn thiết bị cho hệ thống thu gom vận chuyển trên địa bàn

huyện . Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của huyện theo ước tính đến năm 2010 và tổng hợp dự đoán khối lượng rác thực phẩm và thành phần còn lại được trình bày trong bảng 4.1 và 4.2 .

Bảng 4.1 : Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của huyện ước tính đến 2010

Năm Dân số (người) Khối lượng CTRSH (tấn / năm) Khối lượng CTRSH (tấn / ngày) 2003 264.951 58.024 158,9 2004 285.770 62.561 171,4 2005 334.980 73.360 201 2006 350.724 76.808 210,4 2007 367.138 80.622 220,8 2008 384.246 84.150 230,5 2009 402.075 88.054 241,2 2010 420.000 92.122 252,4

Bảng 4.2 : Dự đoán khối lượng rác thực phẩm và thành phần còn lại Năm Khối lượng

CTRSH (Tấn/ngày) Khối lượng rác thực phẩm (Tấn /ngày) Khối lượng rác các thành phần còn lại (Tấn / ngày) 2003 158,9 119,2 39,7 2004 171,4 128,5 42,9 2005 201,0 150,8 50,2

2006 210,4 157,8 52,6

2007 220,8 165,6 55,2

2008 230,5 172,9 57,6

2009 241,2 180,9 60,3

2010 252,4 189,3 63,1

4.2 Hiện trạng hệ thống kỹ thuật – Quản lý CTRSH Huyện Củ Chi : 4.2.1 Hệ thống lưu trữ bên trong nhà :

Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) từ các hộ dân được cho vào các túi nylon hoặc cần xé , xọt tre và đặt ở trước nhà để công nhân thu gom đến lấy rác CTRSH của các cơ quan , trường học thường được chứa trong thùng 240 lít . Riêng đối với các hộ dân có đất vườn , họ không đăng ký đổ rác nên không chứa rác trong nhà mà thường vất trực tiếp ra vườn hoặc vùng đất lộ thiên .

Các thành phần rác có khả năng tái chế, mang lại hiệu quả kinh tế như lon bia, kim loại , nhựa ,,, thường rất ít do người dân tự thu hồi và bán phế liệu (ve chai) . Các thành phần còn lại, bao gồm thực phẩm dư thừa và các thành phần khác đều được chứa chung với nhau trong các túi nylon hoặc cần xé, xọt tre . Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, hầu hết các phế liệu từ rác cũng đã được thu hồi , phần còn lại được chứa trong các thùng chứa lớn hoặc trong kho , bãi đất trống chờ đơn vị thu gom đến lấy rác .

Rác chợ được thu gom và chứa tạm tại các bô rác chợ và chờ đơn vị thu gom đến lấy rác . Hiện tại công ty dịch vụ công ích (DVCI) huyện đã thực hiện thu gom tại 14 chợ trên địa bàn huyện .

4.2.2 Hệ thống thu gom :

Quy trình thu gom bằng xe đẩy tay, xe cơ giới (xe tải 2,5 tấn) về các điểm hẹn ( 02 xe ép 10 tấn)

Phươn

g tiện thu gom xe cơ giới loại xe tải 2,5 tấn (04 chiếc) và loại xe tải 5 tấn (01 chiếc) . Mỗi xe hoạt động trung bình 3 chuyến / ngày cự ly trung bình khoảng 12,27km/chuyến . Thời gian thực hiện mỗi chuyến thu gom khoảng 2h30’ .

Việc quét dọn và thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi được thực hiện bởi đội vệ sinh công ích của cong ty DVCI huyện và 4 tổ thu gom rác dân lập của htị trấn Củ Chi, xã Tân Thông Hội , xã Tân Quy và xã Phước Hiệp .

_ Rác từ các hộ gia đình : theo thống kê của công ty DVCI huyện , đội vệ sinh của công ty và 04 tổ dân lập thu gom rác sinh hoạt tại 1930 hộ gia đình , tập trung ở khu vực thị trấn Củ Chi và 04 ấp đô thị hóa (Tân Tiến , Tân Định , Tân Lập , Tân Thành) thuộc xã Tân Thông Hội . Hầu hết rác tại các hộ dân được thu gom bằng xe đẩy tay , sau đó tập trung về các diểm hẹn .

_ Rác đường phố và các khu công cộng : được quét dọn và thu gom bởi đội vệ sinh của công ty DVCI huyện . Rác được thu gom bằng xe đẩy tay , sau đó tập trung về các điểm hẹn dọc các đường phố hoặc chuyển về điểm tập kết phía sau công ty DVCI huyện .

Xe đẩy tay Xe 2,5 tấn Xe 2,5- 5,0 tấn Xe ép 10 tấn Bãi chôn lấp Nguồn xả rác

_ Rác chợ : được công nhân vệ sinh thu gom , tập trung tại một điểm (bô rác chợ) trong khu vực chợ , chờ thu gom và chuyển đi . _ Các tuyến thu gom rác hiện tại của đội vệ sinh công ty DVCI

huyện như sau :

Thời gian thu gom từ sang1 đến 12h trưa , điểm hẹn sáng là 02 xe ép kín loại 10 tấn , tập trung tại khu vực gần chợ Phạm Văn Cội .

_ Tuyến 1 :

Sử dụng xe tải 2,5 tấn xuất phát từ nhà xe của công ty DVCI đến thu gom rác sinh hoạt của các hộ dân , cơ quan , chợ dọc theo đường tỉnh lộ 7 , qua bô rác chợ Trung Lập Hạ (1 tấn) , bô rác chợ Lô 6 (1 tấn), bô rác chợ An Phú (1 tấn) , bô rác chợ An Nhơn Tây (3 tấn) , bô rác chợ Phạm Văn Cội (1 tấn) bô rác chợ Phú Hòa Đông (3 tấn) và về điểm hẹn sáng . Xe này hoạt động 02 chuyến/sáng

_ Tuyến 2 :

Sử dụng xe tải 2,5 tấn , xuất phát từ nhà xe của công ty DVCI đến khu vực xã Tân Thạnh Đông và bắt đầu thu gom dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 15 , qua chợ sáng Tân Thạnh Đông (2 tấn) , bô chợ chiều Tân Thạnh Đông (2 tấn) , bô rác Tân Quy ,Tân Thạnh Tây và về điểm hẹn sáng . Xe này hoạt động 2 chuyến/ buổi sáng . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

_ Tuyến 3 :

Sử dụng xe tải 2,5 tấn , xuất phát từ nhà xe của công ty DVCI , bắt đầu thu gom từ khu vực bô rác chợ Bình Mỹ (1 tấn) , bô rác chợ Trung An (1 tấn) , bô rác chợ Samyang (1 tấn) , dọc theo đường tỉnh lộ 15 và về điểm hẹn sáng .

_ Tuyến 4 :

Sử dụng xe tải 2,5 tấn , chủ yếu thu gom rác từ các cơ sở công cộng khu vực bô rác Tân Quy – Tân Thạnh Tây và về điểm hẹn sáng .

Thời gian thu gom buổi chiều (sau 12h trưa) , điểm hẹn chiều là 2 xe ép kín loại 10 tấn , tập kết tại khu vực phía sau công ty DVCI huyện .

_ Tuyến 5 :

Sử dụng 2 xe tải 2,5 tấn , hoạt động với tần suất 2 chuyến xe/buổi chiều . Hai xe này phụ trách thu gom rác dọc theo Quốc lộ 22 , bắt đầu từ bô rác chợ chiều Tân Phú Trung (1 tấn) , bô rác chợ sáng Tân Phú Trung (4 tấn) bô rác khu Việt Kiều và về điểm hẹn chiều .

_ Tuyến 6 :

Sử dụng xe tải 2,5 tấn , thu gom rác từ bô rác chợ Phước Thạnh (3 tấn), dọc theo Quốc lộ 22 và về điểm hẹn chiều .

_ Tuyến 7 :

Sử dụng xe tải 5 tấn , phụ trách thu gom rác tại khu dân cư thuộc Thị trấn Củ Chi (vào buổi sáng) và khu dân cư ở khu vực bô rác chợ Củ Chi (12 tấn) vào buổi chiều (có sự hỗ trợ của xe xúc) . Ngoài ra xe 5 tấn này còn thu gom rác của khu công nghiệp Tây Bắc Thành phố (1 chuyến/ngày)

4.2.3 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển :

Việc vận chuyển rác được thực hiện bởi công ty DVCI huyện . Lộ trình vận chuyển từ các điểm hẹn (sáng và chiều) đến khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (bãi rác Tam Tân). Thiết bị vận chuyển hiện tại của huyện 2 xe ép kín loại 10 tấn .

Một số khó khăn hệ thống thu gom và vận chuyển hiện tại của huyện Củ Chi : Tỷ lệ thu gom CTRSH tại các hộ gia đình là rất thấp , chiếm khoảng 3-4% so với tổng lượng CTRSH của toàn huyện (7-8 tấn/ngày) so với tổng khối lượng là 171 tấn/ngày)

Địa bàn thu gom chỉ giới hạn ở thị trấn , 4 ấp của xã Tân Thông Hội và 14 chợ trên địa bàn huyện do đó tại 19 xã còn lại CTRSH từ các hộ gia đình đổ trực tiếp ra vườn nhà (đối với các hộ có diện tích đất sử dụng rộng) hoặc khu đất trống , lề đường (đối với các hộ gia đình có diện tích đất sử dụng hẹp và gần đường lộ) gây ảnh hưởng đến môi trường sống tại khu vực . Một số hộ gần với chợ của xã thì thường đổ vào bộ rác của chợ có thể gây quá tải tại các bô rác này trong các ngày lễ tết (hoặc quá trình đô thị hóa làm tăng dân số tại xã) gay ô nhiễm do không thu gom triệt để được lượng rác này .

Số lượng phương tiện vận chuyển chỉ đảm bảo thu gom được lượng CTRSH tại các khu vực trên và sẽ quá tải khi lượng CTRSH tăng .

4.2.4 Thu hồi và tái sử dụng CTR và chôn lấp :

Các hộ dân , cơ quan thường thu hồi phế liệu từ rác trước khi đơn vị thu gom đến lấy rác và bán cho một số cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn huyện . Tuy nhiên vẫn còn một lượng nhỏ do công nhân thu gom rác thu hồi nhưng không đáng kể .

Kể từ năm 2004 , huyện không thực hiện việc chôn lấp rác như trước đây mà chuyển tất cả lượng chất thải rắn thu gom được cho công ty môi trường đô thị thành phố thực hiện , chôn rác tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (bãi rác Tam Tân)

4.2.5 Hệ thống hành chánh quản lý CTRSH huyện Củ Chi :

Đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và can chuyển rác trên địa bàn huyện Củ Chi là công ty DVCI huyện Củ Chi . Tổng số cán bộ công nhân viên Đội vệ sinh của công ty là 64 người , gồm 1 đội trưởng , 3 đội phó và 60 đội viên .

CHƯƠNG 5 :

TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

5.1 Giới thiệu sơ lược về chương trình của dự án PLCTRĐTTN của huyện :

Dự án phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn (PLCTRĐTTN) sẽ được triển khai với quy mô trên địa bàn Huyện Củ Chi (là một phần trong dự án PLCTRĐTTN của Tp.HCM) .

Do tính chất của dự án liên quan đến nhiều vấn đề kỹ thuật , công nghệ, kinh tế và xã hội , nhiều vấn đề can phải điều chỉnh . Vì vậy dự án thí điểm sẽ triển khai trong thời gian 6 tháng của giai đoạn 1 (2005-2006) đối với cụm dân cư tại các xã Phú Hòa Đông , Tân An Hội , Tân Thông Hội , Tân Phú Trung , Bình Mỹ , Phước Hiệp , Phước Thạnh và Thị trấn – thu gom chiếm 75% lượng rác còn lại của toàn huyện . Đây là khoảng htời gian đủ dài để cả “ người bỏ rác” , “ người thu gom” , và “ ban thực hiện dự án” làm quen và có đủ kinh nghiệm theo trách nhiệm của mình . Sau khi hoàn tất giai đoạn thí điểm , Huyện sẽ tiếp tục thực hiện chương trình này cho các xã khác trong Huyện (giai đoạn 2 , cuối năm 2006-2010 tại các xã còn lại ngoại trừ 2 xã Phú Mỹ Hưng , An Phú – nhằm thu gom được 95% lượng rác còn lại của toàn huyện) theo quy hoạch đến năm 2010 . Tuy nhiên trước khi triển khai dự án , những nội dung sau đây cần được thực hiện :

_ Lập dự án khả thi , trình và thẩm định dự án khả thi ;

_ Sau khi dự án khả thi đã được phê duyệt , lập “ban thực hiện dự án” và triển khai các công việc sau :

 Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho người dân ;

 Tập huấn thu gom rác đã phân loại cho công dân thu gom ;  Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ;  Xây dựng các gói thầu , đấu thầu và trang thiết bị phục vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi triển khai thí điểm PLCTRĐTTN trong 6 tháng giai đoạn 1 , cần tiến hành đánh giá kết quả đánh giá thực hiện dự án . Từ đó rút kinh nghiệm để có thể duy trì công tác PLCTRĐTTN tại huyện và là bài học kinh nghiệm cho các quận , huyện khác .

Dự án triển khai trên 2 mặt song song như sau :

_ Thực hiện tuyên truyền đến các hộ gia đình

Hình 5.1 : Sơ đồ quy trình triển khai chương trình phân loại CTR tại nguồn

CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật Cty DVCI Huyện Centema STN & MT Cấp Huyện Cán bộ phụ trách cấp xã Hội phụ nữ , lực lượng thanh niên Hộ gia đình , công sở , nhà hàng , trường học các đối tượng xả rác khác

Thùng chứa , túi nylon tại nguồn

Tổ chức lực lượng thu gom

Thùng thu gom sơ cấp

Xe vận chuyển

Điểm trung chuyển rác Công tác vận động tuyên truyền

UBND Huyện

Cán bộ phụ trách cấp

5.2 Triển khai chương trình phân loại CTR tại nguồn:5.2.1 Phương án kỹ thuật và công nghệ : 5.2.1 Phương án kỹ thuật và công nghệ :

Việc đề xuất và lựa chọn các phương án công nghệ và quản lý , kết hợp giữa xây dựng và quy trình vận hành hợp lý với phương án công nghệ đã được lựa chọn , sẽ đóng vai trò quyết định trong thành công của dự án . Công tác này đặc biệt quan trọng trong dự án phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn ,là dự án không chỉ xây dựng trên cơ sở kỹ thuật – công nghệ , mà còn các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến khả năng , hiệu quả thực hiện dự án . Trong phần này , các vấn đề sau sẽ được trình bày :

_ Lựa chọn phương án tổng quát cho cả hệ thống phân loại chất thải tắn tại nguồn và phương án cho từng thành phần của hệ thống như trang thiết bị tồn trữ trong nhà , phương tiện thu gom tại nhà , xe vận chuyển , trạm phân loại .

_ Xây dựng quy trình vận hành cho từng phương án tổng quát .

_ Xác định các số liệu ban đầu phục vụ công tác thiết kế kỹ thuật và lựa chọn thiết bị cho hệ thống .

Trong đó phần lựa chọn phương án và quy trình vận hành toàn bộ hệ thống sẽ được trình bày một cách chi tiết .

Việc xây dựng các phương án phân loại chất thải rắn tại nguồn của Huyện Củ Chi được thực hiện dựa trên các đặc điểm và cơ sở sau :

_ Củ Chi là một huyện khá rộng với số dân thống kê năm 2004 là 285.770 người . Sồ lượng hộ gia đình . cơ quan , trường học khoảng gần 100 ngàn đơn vị .

_ Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hiện nay thải ra mỗi ngày là 201 tấn/ngày với thành phần đa dạng , trong đó thành phần hữu cơ (thực phẩm dư thừa) chiếm từ 72-85%

_ Chưa có hệ thống phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn .

_ Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt do Nhà Nước quản lý . Lực lượng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Nhà Nước đã và đang được đầu tư rất lớn .

_ Mức sống và ý thức của người dân ở các khu vực khác nhau rất khác nhau . Chế độ và thời gian làm việc cũng rất khác nhau .

_ Hiện nay Nhà nước bao cấp toàn bộ phí thu gom tại nhà , phí vận chuyển và xử lý .

5.2.1.1 Chuẩn hóa trang thiết bị tồng trữ và thu gom chất thải rắn :

Mục đích của việc chuẩn hóa trang thiết bị tồn trữ và thu gom chất thải rắn là giúp cho các đối tượng tham gia vào chương trình “Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn” dễ dàng nhận biết loại chất thải cần phân loại hạn chế sự nhầm lẫn các loại chất thải với nhau . CTRSH trong chương trình này sẽ được phân thành 2 loại chính : chất thải thực phẩmchất thải còn lại . Các loại trang

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi (Trang 80)