CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi (Trang 70)

Vị trí hành chính địa lý

Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành Phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 434,50 km2 . Huyện Củ Chi cách Thành Phố Hồ Chí Minh về phía Đông Nam 45km , và có tọa độ địa lý :

_ 106021’22’’ đến 106039’56’’ kinh độ Đông _ 10054’28’’ đến 10009’30’’ vĩ độ Bắc Ranh giới hành chính của huyện như sau :

_ Phía Bắc giáp với huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh

_ Phía Đông giáp huyện Bến Cát , thị xã Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương

_ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa – tỉnh Long An _ Phía Nam giáp huyện Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh

Khái quát về môi trường tự nhiên :

Huyện Củ Chi có địa hình khá đơn giản , bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Nam – Tây Nam với cao trình từ 0-15m và được phân thành 3 vùng là : vùng đồi gò , vùng triền , vùng bong trũng , nên nhìn chung thuận lợi cho việc sản xuất nông – lâm nghiệp .

Huyện Củ Chi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của đồng bằng Nam Bộ nên khí hậu chia theo 2 mùa tương đối rõ rệt : mùa mưa từ tháng 5 – tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 .

Đất đai Củ Chi phần lớn là đất nông nghiệp (chiếm 79,57% diện tích đất tự nhiên) với nhiều loại cây trồng khác nhau , nhưng trong đó lúa là loại cây có diện tích cao nhất . Tuy nhiên sự tồn tại nhiều loại ở Củ Chi sẽ hình thành nên sự đa dạng về cây trồng .

Nguồn nước mặt ở Củ Chi nhìn chung khá dồi dào nhờ nằm cặp theo sông Sài Gòn và các kênh rạch nội đồng , góp phần cho việc phát triển nông nghiệp của huyện .

Huyện Củ Chi có mạng lưới sông rạch tương đối nhiều nhưng phân bố không đều , chủ yếu tập trung ở phía Đông của huyện (sông Sài Gòn) và trên các bong trũng phía Nam và Tây Nam . Sông ngòi trên địa bàn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều .

Sông Sài Gòn nằm ở phía Đông Bắc và chạy suốt theo chiều dài giữa huyện Củ Chi và tỉnh Bình Dương với chiều dài là 54km , long sông rộng từ 500m đến 700m , sâu từ 15m đến 30m , hướng dòng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Bắc xuống Nam .

Rạch Láng The nằm ở trung tâm huyện với chiều rộng từ 30m đến 50m , sâu từ 3m đến 5m , hướng từ dòng chảy chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam .

Kênh Xáng nằm ở phía Tây Nam , hướng dòng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam , lòng kênh rộng từ 40m đến 60m , sâu từ 4m đến 6m .

Trên địa bàn huyện còn có hệ thống kênh , rạch tự nhiên khác như rạch Tra , rạch Đường Đá , rạch Bến Mương ,,, cũng chịu ảnh hưởng của sông Sài Gòn tạo thành một hệ thống đường giao thông thủy , cung cấp và tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp . Ngoài ra , về hệ thống kênh mương nhân tạo , đáng chú ý nhất là hệ thống kênh Đông là công trình thủy lợi lớn nhất phía Nam dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về tưới cho 12.000 – 14.000 ha đất canh tác của huyện Củ Chi .

b) Điều kiện khí hậu :

Huyện Củ Chi thuộc vùng có nhiệt độ cao và ổn định giữa các tháng trong năm . Nhiệt đổ trung bình tại huyện là 27,30C , chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm lớn (110C ) Tháng 9 có nhiệt độ cao nhất là 38,20C và tháng 10 có nhiệt độ thấp nhất là 16,20 C .

Độ ẩm thay đổi theo các mùa trong năm , độ ẩm trung bình hàng năm khá cao là 79,2% , mùa mưa khoảng 82,5% và màu khô khoảng 74,2% .

Lượng mưa trung bình từ 1.300-1.700mm , tăng dần lên phía Bắc và chủ yếu tập trung từ tháng 5 – tháng 11 hàng năm , chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm . Lượng mưa năm cao nhất đạt 2.201mm , thấp nhất 764mm , số ngày mưa trung bình 151 ngày/năm . Các tháng mùa khô (tháng 12-tháng 4) lượng mưa không đáng kể .

c) Chế độ thủy văn :

Chế độ thủy văn của huyện Củ Chi chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Sài Gòn với chế độ bán nhật triều , mức nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2m .

Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn sông Sài Gòn (rạch Tra , rạch Mương , rạch Sơn ,,, ) riêng chỉ có kênh Thầy Cai là chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông .

3.2 Điều kiện kinh tế – xã hội huyện Củ Chi : d) Dân số và đơn vị hành chính :

Huyện Củ Chi có diện tích đất tự nhiên 43.450,2 ha , với dân số là 264.951 người (tháng 6-2003) , trong đó khu vực đô thị là 12.170 người (chiếm 4,6%) còn lại là khu vực nông thông 252.781 người (chiếm 95,4%)

Mật độ trung bình toàn huyện khoảng 600 người/km2 (bình quân dao động từ 350-500 người/km2) . Riêng các xã và thị trấn gần trung tâm và đường quốc lộ có số dân rất cao 900-1200 người/km2 , tại thị trấn Củ Chi mật độ dân số khá cao gần 3000 người/km2 .

STT Tên xã,Thị trấn Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) 01 Tân An Hội 30,1 22,593 581,7 02 Phước Thạnh 15,0 16.607 1.007,0 03 Phước Hiệp 19,6 11.273 467,5 04 Thái Mỹ 24,0 11.808 439,0 05 Trung Lập Hạ 16,9 9.576 480,2 06 An Nhơn Tây 28,8 16.286 465,3 07 Phú Mỹ Hưng 24,4 7.792 283,2 08 Thị trấn Củ Chi 3,8 17.311 3.137,7 09 Trung Lập Thượng 23,2 12.412 481,3 10 An Phú 24,3 11.267 393,7 11 Nhuận Đức 20,6 10.869 457,6 12 Phạm Văn Cội 23,4 7.340 243,9 13 Phú Hòa Đông 21,8 23.227 831,3 14 Trung An 20,1 13.861 500,5 15 Hòa Phú 9,1 10.387 894,9 16 Bình Mỹ 25,4 18.255 547,6 17 Phước Vĩnh An 16,2 12.401 577,9 18 Tân Phú Trung 30,7 29.256 737,8

19 Tân Thông Hội 17,9 29.727 1.186,6

20 Tân Thạnh Đông 26,5 32.423 918,2

21 Tân Thạnh Tây 11,8 10.301 673,1

Tổng cộng 434,50 334,978 609,8

Hình 3.1 : Diện tích , dân số và đơn vị hành chính huyện Củ Chi (Nguồn : UBND huyện Củ Chi , 2004)

Huyện có 20 xã và 1 thị trấn . Diện tích , dân số và đơn vị hành chính của huyện Củ Chi được thể hiện qua bảng 3.1 ở trên .

e) Cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Huyện Củ Chi có thế mạnh là tuyến quốc lộ 22 chạy dọc suốt chiều dài của huyện hiện nay đã được nâng cấp (đường Xuyên Á) đạt tiêu chuẩn , nên

việc lưu thông với các tỉnh và thành phố rất thuận tiện . Song song đó , địa phương cũng đã và đang triển khai thực hiện nâng cấp liên tỉnh lộ 15 , tỉnh lộ 6,7,8,9,đường dọc sông Sài Gòn khép kín dài 3km .

Tập trung hoàn thành chương trình nâng cấp bê tông nhựa nóng các tuyến đường giao thông nông thôn . Đã triển khai thi công 240 tuyến đường với chiều dài 243km , đến nay hoàn thành 227 tuyến với chiều dài 221km , tiếp tục thi công 13 tuyến còn lại với chiều dài 22,024km .

b) Lưới điện

Các công trình đã thực hiện là cải thiện điện 1 pha lên 3 pha ở các địa điểm như : Thị trấn Củ Chi , Tân Hội An , Phước Vĩnh An , Tân Thạnh Tây , Trung An với 17,8km tổng công suất 2.125KVA , kéo mới và cải tạo 8,2km hạ thế .

Hoàn thiện và phát triển lưới , trạm hạ thế : đường dây trung thế : 5,830km ; trạm biến thế : 1.250KVA ; đường dây hạ thế : 18,030 km . Đến nay huyện đã mắc hầu hết neon chiếu sáng trên các con đường chính của xã với số lượng là 2.064 bóng đèn .

c) Cấp nước

Hiện nay mạng lưới cấp nước chưa được phát triển , đến nay mới chỉ có trạm cấp nước của Công ty công ích Huyện cung cấp được cho 600 hộ dân thuộc khu vực thị trấn Củ Chi , chiếm tỉ lệ 1,5% . Nguồn nước này được lấy từ các giếng khoan bơm trực tiếp đến đối tượng sử dụng mà không qua trạm xử lý nên chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt , hàm lượng sắt trong nước còn rất cao .

Các hộ dân còn lại sử dụng nước giếng đào, giếng khoan hộ gia đình và giếng khoan bán công nghiệp của UNICEF .

d) Thoát nước

Hiện nay huyện Củ Chi mới chỉ đầu tư xây dựng được hệ thống thoát nước cho các khu trung tâm thị trấn thị tứ . Toàn huyện chỉ có 3.829m cống bê tông và mương hở , dọc theo 04 tuyến (không kể QL 22 và tỉnh lộ 8) là : tuyến cống hở khu vực thị tứ – Tân Thông Hội và hệ thống cống hộp cuối đường Lê Vĩnh Huy . Trên địa bàn huyện chưa có công trình xử lý tập trung các loại nước thải nhiễm bẩn .

e) Hệ hống kênh mương thủy lợi

Hệ thống thủy lợi đáng kể và quan trọng nhất là huyện Củ Chi là công trình kênh Đông dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng . Ngoài ra là tuyến bờ bao cho vùng trũng dọc sông Sài Gòn nhằm tưới tiêu cho 6.500 ha đất canh tác . Cho đến nay mạng lưới kênh mương thủy lợi của Củ Chi đã cơ bản ổn định , đáp ứng những nhu cầu về tưới tiêu , thau chua , rửa mặn cho huyện Củ Chi .

f) Thông tin liên lạc

Theo số liệu của chi nhánh điện thoại huyện Củ Chi thì hiện nay trên toàn huyện có 9 đài , trạm là : trạm Củ Chi , Tân Phú Trung , Phước Thạnh , Trung Lập Thượng , An Nhơn Tây , Phú Mỹ Hưng , Phạm Vnă Cội , Tân Trung và trạm Bình Mỹ . Các trạm trên được phân bổ nhằm đảm bảo 100% xã trên địa bàn đều có mạng lưới thông tin liên lạc .

Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2003 , huyện Củ Chi có diện tích đất tự nhiên là 43.450 ha , diện tích và tỷ lệ đất trên địa bàn được nêu trong bảng 3.2

Phân loại Diện tích (ha) Tỷ lệ

Đất nông nghiệp 34.573,32 79,57%

Đất chuyên dùng 4.562,27 10,50%

Đất thổ cư 2.228,99 5,13%

Đất chưa sử dụng 1.551,17 3,57%

Tổng cộng 43.450,2 100%

Bảng 3.2 Cơ cấu sử dụng đất huyện Củ Chi . (Nguồn : Báo cáo KTXH huyện Củ Chi , năm 2004)

Văn hóa xã hội

a) Văn háo thông tin – thể dục thể thao

Toàn huyện có 29 ấp , khu văn hóa được thành phố công nhận , tăng 10 ấp , khu phố văn hóa so với cùng kỳ , có 39 khu dân cư xuất sắc , 77 khu dân cư tiên tiến 34.862 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa , 50 đơn vị đạt chuẩn công sở văn minh – sạch đẹp – an toàn , tăng 10 đơn vị so với cùng kỳ .

Hoạt động văn hóa , văn nghệ được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng , phong phú nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí trong nhân dân , đặc biệt trong những ngày lễ tết đã tổ chức các chương trình lễ hội gắn kết với tuyên truyền , cổ động . Hiện nay toàn huyện có 46 đội văn nghệ quần chúng xã , thị trấn với 446 thành viên tham gia .

Toàn huyện có 365 ha đất phục vụ các các công trình thể dục thể thao . Huyện tiến hành từng bước nâng cấp cơ sở vật chất ngành Thể dục thể thao từ nay đến năm 2020 .

b) Giáo dục đào tạo

Công tác giáo dục của huyện có nhiều bước tiến vượt bậc, tiếp tục thực hiện công tác đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục . Hiện nay cơ sở trường lớp đủ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh ttrên địa bàn toàn huyện

Trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ được nâng cao . Huyện đã đầu tư nâng cấp mở rộng bệnh viện trung tâm và được thành phố chấp nhận tăng quy mô trung tâm y tế từ 180 giường lên 300 giường bệnh . Đầu tư thiết bị chuyên dùng trên 3 tỉ đồng . Tổ chức mạng lưới cấp cứu ở các trạm y tế , phòng khám khu vực , các cơ quan , xí nghiệp và 365 chốt cấp cứu . Tính đến nay toàn huyện có :

_ 02 bệnh viện

_ 100% phường xã đều có trạm y tế (21 trạm y tế) _ Phòng khám do nhà nước quản lý : 02 cơ sở _ Phòng khám tư nhân : 30 cơ sở

d) Công tác chính trị xã hội

Về an ninh : giữ vững sự an ninh chính trị , củng cố quốc phòng , tích cực đấu tranh phòng chống các loại tội phạm , tạo điều kiện cho KTXH phát triển . Kịp thời giải quyết các vụ tranh chấp , khiếu kiện đặc biệt là những vụ có liên quan đến đất đai , không để phát triển thành điểm nóng .

Về quốc phòng : Nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương có nhiều tiến bộ trong việc phối hợp với các đơn vị hiệp đồng chiến đấu , hàng năm diễn tập thường xuyên sẵn sàng chiến đấu , lực lượng huy động trên 95% tổ chức huy động huấn luyện lực lượng dự bị động viên , hoàn chỉnh biên chế các đơn vị , xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt tỷ lệ 2,01% so với tổng dân số . Mỗi năm hoàn thành công tác tuyển quân nghĩa vụ quân sự , chính sách hậu phương quân đội thực hiện khá tốt , giải quyết kịp thới các chế độ đối với quân dân xuất ngũ .

CHƯƠNG 4 :

HIỆN TRẠNG CTRSH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH CỦA HUYỆN CỦ CHI .

4.1 : Các kết quả điều tra về thành phần và khối lượng CTRSH : 4.1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Huyện Củ Chi :

Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh từ nhiều nguốn khác nhau trong hoạt động của con người , bao gồm :

_ Hộ gia đình _ Chợ

_ Trường học , cơ quan

_ Khu công cộng (công viên , bến xe , trạm chờ và cả rác đường phố)

_ Chất thải rắn sinh hoạt của các nhà máy , xí nghiệp .

Các thành phần chính có trong chất thải rắn sinh hoạt của huyện gồm : rác thực phẩm , giấy, carton, túi nilôn , xốp , nhựa , bông băng , vải cao su, da , gỗ , thủy tinh ,sắt, các kim loại khác , lon đồ hộp , tro , sành sứ các loại chất thải nguy hại (như pin , thùng đựng sơn , bình xịt muỗi , …)

4.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Huyện Củ Chi :

Theo số liệu thống kê của công ty dịch vụ công ích huyện Củ Chi , trong năm 2002 tổng khối lượng rác thu gom hiện tại hàng ngày trên địa bàn huyện là 54 tấn/ngày (tương ứng khoảng 19.710 tấn/năm) . Trong đó rác từ các hộ gia đình là 7 tấn/ngày , từ các cơ sở sản xuất là 27 tấn/ngày và từ các công trình công cộng như : chợ , bệnh viện , khu vui choi , rác đường phố … là 20 tấn/ngày). (Theo chuyên đề quy hoạïch quản lý CTR và CTNH thuộc đề tài Ngiên Cứu Xây Dựng Quy Hoạch Môi Trường Phục Vụ Phát Triển KT-XH Huyện Củ Chi Đến Năm 2010)

Khối lượng chất thải rắn là một trong hai thông số quan trọng nhất để tính toán thiết kế và lựa chọn thiết bị cho hệ thống thu gom vận chuyển trên địa bàn

huyện . Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của huyện theo ước tính đến năm 2010 và tổng hợp dự đoán khối lượng rác thực phẩm và thành phần còn lại được trình bày trong bảng 4.1 và 4.2 .

Bảng 4.1 : Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của huyện ước tính đến 2010

Năm Dân số (người) Khối lượng CTRSH (tấn / năm) Khối lượng CTRSH (tấn / ngày) 2003 264.951 58.024 158,9 2004 285.770 62.561 171,4 2005 334.980 73.360 201 2006 350.724 76.808 210,4

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w