Trong phương án này, mỗi động cơ nhận lưu lượng từ một bơm riêng rẽ. Tốc độ quay của mỗi động cơ phụ thuộc vào tốc độ quay trục bơm và tỷ lệ thể tích làm việc ii = VDi/VPi giữa bơm và động cơ tương ứng. Hai bộ truyền hoạt động độc lập không ảnh hưởng lẫn nhau.
Hình 2.2 Mạch điều khiển hai bơm cung cấp cho 2 động cơ phụ tải
1,2- Bơm dầu; 3,4- Van giới hạn áp suất 5- Van phân phối 5/2; 6,7- Động cơ thủy lực
Với hệ thống thủy lực được bố trí như hình 2.2 thi sự làm việc của hai động cơ thủy lực 6 và 7 sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự làm việc của 2 bơm tương ứng 2 và 1. Toàn bộ thể tích dầu do bơm làm việc sẽ được cung cấp hoàn toàn cho động cơ thủy lực tương ứng (bỏ qua hao tổn thể tích khi hệ thống làm việc). Hệ thống làm việc được coi như hai hệ thống làm việc độc lập nhau gồm bơm, động cơ, van giới hạn áp suất và van phân phối. Do đó, với hệ thống làm việc như thế này có ưu điểm so với hệ thống làm việc như hình 2.1 là khi một trong hai bơm làm việc ở chế độ quá tải thì van giới hạn áp suất tương ứng sẽ tự động đóng mở để đảm bảo nhánh làm việc an toàn. Luc đó, khi một trong hai động cơ bị quá tải thì động cơ còn lại vẫn có thể làm việc bình thường.
Tuy nhiên, với hệ thống làm việc như hình 2.2 chỉ cho động cơ quay một chiều mà không có chiều quay ngược lai. Đây là một hạn chế khí máy khoan bị kẹt ở dưới đất sẽ không tạo ra được chiều quay ngược cho khoan để đưa mũi khoan lên dễ dàng. Ngoài ra ta thấy với hệ thống được bố trí như vậy sẽ có nhiều thiết bị thủy lực và bộ phận đi kèm hơn, Lúc bố trí lắp đặt bơm lên hệ thống sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Nhưng ngược lại , ta lại chọn được loại bơm có công suất và thể tích làm việc nhỏ hơn khi mỗi bơm chỉ cung cấp cho một động cơ tương ứng.