Tính toán chọn loại bơm trong mạch thủy lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán, thiết kế hệ thống truyền động thuỷ lực trên máy đào hố hai hàng (Trang 54 - 58)

Bơm thuỷ lưc có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng thuỷ lực. Theo hoạt động cơ bản có thể phân loại bơm thành hai loại: thay đổi được thể tích làm việc và không thay đổi được thể tích làm việc.

Theo điều kiện bài đồ án ta chọn bơm loại bánh răng ăn khớp trong Bơm bánh răng có ưu điểm:

+ Thể tích cấu tạo nhỏ gọn mật độ công suất lớn; + Cấu tạo đơn giản;

+ Gọn phù hợp với điều kiện sử dụng khó khăn; + Hao tổn lọt dòng nhỏ, hiệu suất tốt;

+ Xung dòng nhỏ, êm dịu tuổi thọ cao; + Mo mem quay lớn khi tần số quay thấp.

Tuy nhiên cũng có nhược diểm sau: Thể tích làm việc không đổi, lưu lượng thay đổi nhờ tiết lưu, làm nóng dầu.

Hình 3. 8 Sơ đồ cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong

Lưu lượng cần thiết của bơm: 49,572 (l/ph) vì chạy hai động cơ Áp suất làm việc của bơm: 106,14(bar)

Bảng 3.2. Thông số kỹ thuật một số loại bơm

Công suất cần thiết tối thiểu để bơm cung cấp được cho hai bơm hoạt động:

+ Áp suất làm việc của bơm: p=106,14 bar, + Lưu lượng cần thiết: Qct = 49,572 l/ph.

Để hệ thống làm việc ổn định thì thể tích dầu cung cấp cho bơm tốt thiểu phải đủ lưu lượng Qct để động cơ làm việc. Do đó phải chọn loại bơm có thể tích dầu làm việc lớn hơn thể tích dầu cung cấp cho động cơ Vct .

Ta có: Qct= Vct.n.ηv.103 Với: n= 2000vg/ph η= 0,9 Vậy nên: Vct=Qct.103 n.v= 49,572.103 2000.0,9=27,54(3.27)

Dựa vào bảng 3.3 ta chọn bơm có mã hiệu IGP4 32của hãng Duplomatic

Oleodinamica Spa.

Có: Vb=32,6 cm3 , Qb= 48,9 l/ph (1500vg/ph), n=2800 vg/ph, pb=250bar.

Bơm có mã hiệu IGP4 32 có đường đặc tính sau:

Hình 3.10 Quan hệ giữa hiệu suất và áp suất hoạt động của bơm

Hình 3.11 Mối quan hệ giữa công suất bơm và áp suất hoạt động

Lưu lượng thực tế của bơm là:

Qtt= V.n.ηb.10-3=32,6.2000.0,9.10-3= 58,68 (l) (3.28) Áp suất trên bơm lấy bằng: ptt = 110 bar

Công suất trên trục bơm là:

N=ptt.Qtt=110.105.58,68.10−3

60 =24,5KW(3.29)

Momemn xoắn của bơm:

Mxb=pb.Vb

2.π=

110.105.41.10−6

Tính toán kiểm tra lại đường ống

Tính toán kiểm tra lưu lượng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu lượng thực tế của bơm là 58,68(l) Trong đó lưu lượng cần thiết cho động cơ chỉ cần Qdc= 49,572 (l). Vậy nên ta phải dùng van tiết lưu.

Tính toán kiểm tra áp suất dầu:

Áp suất thực tế trên động cơ là:

pttdc= pttb - Δpo - Δpvcd - Δppp

pttdc áp suất thực tế trên động cơ (bar);

pttb áp suất thực tế trên bơm (bar);

Δpo hao tổn áp suất trên đường ống (bar); Δpvcd hao tổn áp suất trên van chia dòng bar); Δppp hao tổn áp suất trên van phân phối bar); Thay vào công thức trên ta có:

pttdc = 110- 0,24-7 - 2= 100,76 (bar)

Trong đó áp suất cần thiết cho động cơ chỉ cần pdc= 96,9(bar). Vậy nên ta phải dùng van áp suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán, thiết kế hệ thống truyền động thuỷ lực trên máy đào hố hai hàng (Trang 54 - 58)