Nguồn phát sinh chất thải rắn

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (Trang 41)

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của Công ty bao gồm:

- Rác thải sinh hoạt công nhân tham gia công tác đóng mới và sửa chữa tàu. Đây là dạng chất thải có thành phần chất hữu cơ cao, ngoài ra có một phần là giấy, nylon, pin, …

- Rác thải sản xuất:

+ Phế thải kim loại: Chủ yếu là các đầu mẩu sắt thép, các chi tiết hỏng, vỏ tàu cũ hư hỏng, vẩy, gỉ sắt...

+ Phế thải từ quá trình hàn: Lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình hàn là xỉ hàn, đầu que hàn.

+ Phế thải sản xuất: gỗ kê tàu hỏng, thùng catton, amiang, nilon, nhựa... Lượng rác thải sinh hoạt khoảng 100kg/ngày

Lượng rác thải sản xuất của Công ty khoảng 300kg/ngày 4.2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của Công ty bao gồm:

- Chất thải từ quá trình làm sạch bề mặt: vảy sắt và cát thải sau khi phun làm sạch bề mặt kim loại có chứa dầu mỡ, vẩy sơn, kim loại nặng…

- Vỏ thùng sơn và các loại dung môi.

- Cặn sơn: Trong quá trình phun sơn sẽ phát sinh một lượng bụi sơn bám dính trên sàn và cặn sơn tại hệ thống xử lý bụi sơn và hơi sơn.

- Các loại dầu và dung môi bảo dưỡng thiết bị, máy móc.

- Các loại chất thải rắn nguy hại khác: Dầu mỡ, giẻ lau dầu mỡ, cặn sơn… Cặn dầu thu hồi từ các con tàu cũ, hỏng đem sửa chữa,

Do Công ty chưa tiến hành thu gom riêng các loại chất thải nguy hại nên số lượng các loại chất thải trên chưa được thống kê chính xác, theo ước tính thì

tổng lượng chất thải nguy hại của Công ty khoảng 50kg/tháng (không tính lượng cát làm sạch)

Đánh giá tác động của chất thải rắn

Do Công ty không tiến hành thu gom triệt để các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất nên các loại chất thải này nằm rải rác trong khu vực sản xuất của Công ty, khu vực sản xuất của Công ty nằm sát cạnh lạch sông Cấm nên các loại chất thải này sẽ bị đưa xuống sông khi thủy triều lên hay trời mưa gây ô nhiễm nước sông.

Đánh giá tác động của chất thải nguy hại

- Chất thải từ quá trình làm sạch bề mặt: Sau khi sử dụng để làm sạch bề mặt kim loại trong sửa chữa tàu biển, cát sẽ bị hòa trộn với sơn, vảy sắt bị đánh bật ra khỏi bề mặt kim loại có chứa một số kim loại nặng độc hại và dầu nhờn. Trong hỗn hợp chất thải này có chứa kim loại nặng, trong đó nhiều kim loại nặng có tính độc hại rất cao như chì, asen, cadimi, crôm… Trong đóng mới, cát được phun để làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn chống gỉ và sơn chống hà cho tàu.

Hiện nay, lượng cát sau khi dùng để làm sạch bề mặt kim loại sẽ được sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng. Công ty chưa có phương án giải quyết lượng chất thải này.

- Vỏ thùng sơn và các loại dung môi, hộp keo từ quá trình hàn gắn các chi tiết: các loại chất thải này được công nhân thu gom ngay tại công ty và được bán cho các cơ sở tái chế kim loại.

- Các loại dung môi bảo dưỡng thiết bị: là loại chất thải nguy hại dễ cháy và gây hỏa hoạn. Hầu hết lượng dung môi và dầu mỡ này được sử dụng hết, các thùng hoặc hộp chứa được thu gom bán phế liệu chung.

- Đối với chất thải rắn như cặn sơn, cặn dầu, dầu mỡ thải, bụi gỉ, giẻ lau dính dầu là các vật dụng dễ bắt lửa dẫn đến cháy nổ, gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, các phế thải này khi xâm nhập vào nguồn nước sẽ ô nhiễm nguồn nước vì khó phân huỷ sinh hoạt. Hiện tại, công ty chưa có biện pháp thu gom và xử lý lượng chất thải này. Đây là nguồn ô nhiễm môi trường nước bởi các yếu tố dầu mỡ khoáng

4.2.2. Biện pháp thu gom, xử lý

4.2.2.1. Chất thải rắn

Chất thải sinh hoạt được thu gom bởi đội thu gom rác của Công ty môi trường đô thị Hải Phòng, .

Những thành phần có thể thu hồi tái chế trong chất thải sản xuất được Công ty thu gom và bán cho đơn vị thu mua phế liệu, phần còn lại không thu gom hoặc thu gom chung với chất thải sinh hoạt.

4.2.2.2. Chất thải nguy hại

Công ty chưa tiến hành đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và môi trường và chưa ký hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom xử lý. Chất thải nguy hại của Công ty đâng được quản lý như sau:

- Cát làm sạch bề mặt được dùng để san lấp mặt bằng trong Công ty hoặc cho các hộ dân cư xung quanh để xây dựng.

- Vỏ thùng sơn, dung môi được thu gom và bái cho đơn vị thu mua phế liệu. liệu.

- Các loại chất thải khác không dược thu gom hoặc thu gom cùng chất thải sinh hoạt. sinh hoạt.

4.3. ĐỐI VỚI KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG

4.3.1. Đối với bụi và khí thải

4.3.1.1. Nguồn phát sinh bụi và chất ô nhiễm dạng khí

Bụi và các chất ô nhiễm dạng khí gây ô nhiễm phát sinh từ các quá trình chính như sau:

- Bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu; - Bụi từ hoạt động bến bãi;

- Bụi từ các công đoạn sản xuất:

+ Trong quá trình gia công, tạo hình sản phẩm; + Trong công đoạn làm sạch bề mặt;

- Hơi khí từ các thiết bị máy móc sử dụng dầu nhớt, thuỷ lực cho việc bảo dưỡng;

- Khí thải phát sinh trong các công đoạn sản xuất: + Tại bộ phận cắt nguyên liệu bằng khí;

+ Trong công đoạn hàn;

+ Hơi dung môi trong công đoạn sơn;

4.3.1.2. Tác động của bụi và khí thải

a. Tác động do phát sinh bụi từ hoạt động tại bến bãi

Trong quá trình hoạt động của khu bến bãi, dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời và gió, các hạt bụi phát tán vào môi trường không khí.

Do mặt bằng sản xuất Công ty không được bê tông hóa, mạt sắt, cát mài không được thu gom nên về mùa hè dễ phát sinh bụi. Tuy nhiên theo kết quả quan trắc nồng đồ bụi trong khu vực sân bãi vẫn dưới ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.

b. Tác động lượng bụi phát sinh trong các công đoạn sản xuất

* Bụi phát sinh trong quá trình gia công tạo hình sản phẩm:

Bụi sắt sẽ phát sinh trong suốt quá trình hoạt động sản xuất. Quá trình cắt, mài, khoan và làm sạch mối hàn đã phát sinh ra một lượng bụi, chủ yếu là bụi kim loại, bavia kim loại. Khả năng phát tán của hạt bụi vào môi trường không khí phụ thuộc vào tốc độ vòng quay của thiết bị máy mài, máy khoan. Do hạt bụi kim loại có trọng lượng riêng lớn nên không có khả năng phát tán ra xa, tuy nhiên yếu tố tốc độ gió có tác động đến mức độ phát tán bụi vì vậy việc bố trí khu vực làm việc của các xưởng phải hợp lý và có biện pháp che chắn sự tác động do hướng gió thổi.

Sự ảnh hưởng của bụi kim loại trong quá trình gia công sản phẩm sẽ tác động trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân lao động tham gia hoạt động sản xuất tại xưởng.

* Bụi phát sinh từ quá trình làm sạch bề mặt

Mục đích của công việc xử lý làm sạch bề mặt chi tiết thép trước khi sơn là nhằm tăng cao khả năng bám dính của màng sơn với bề mặt cần sơn, qua đó nâng cao độ bền của màng sơn thành phẩm, nâng cao khả năng bảo vệ, tính chất

thẩm mỹ. Tất cả các bề mặt vật liệu trước khi sơn đều phải qua công đoạn làm sạch bề mặt, bao gồm làm sạch dầu mỡ, bụi bặm, vảy thép, các vết gỉ, thuốc hàn, xỉ hàn, sơn cũ.

Mức độ làm sạch bề mặt thép được quy định trong thiết kế tuỳ thuộc tuổi thọ công trình và loại màng sơn, nếu không có thiết kế thì theo thỏa thuận với chủ đầu tư thể hiện trong phương án thi công.

Do yêu cầu của công nghệ sản xuất tàu thủy, Công ty xử lý bề mặt bằng phương pháp phun cát. Phương pháp phun cát được giới thiệu tóm tắt như sau:

- Dùng hệ thống phun cát dưới áp lực cao của máy nén khí vào vật cần làm sạch. Sự tiếp xúc giữa hạt cát và kim loại sẽ làm sạch bề mặt.

- Phương pháp phun cát yêu cầu các thiết bị sau: máy nén khí, thùng chứa khí nén đã lọc, thùng chứa cát, bộ phận nén khí, vòi phun. Cát chỉ dùng một lần trong quá trình phun, hạt cát có kích thước từ 0,5 đến 2,5mm:

Phun cát chia làm hai bước:

- Bước 1: Phun tẩy gỉ, vòi phun cách bề mặt 15 ÷ 30cm, góc nghiêng 45 ÷ 50°.

- Bước 2: Phun tạo nhám, vòi phun cách bề mặt 15 ÷ 30cm, góc nghiêng 75 ÷ 80°

Áp lực khí nén 5 ÷ 7 kg/cm2, được lựa chọn tuỳ thuộc đường kính vòi phun.

Như vậy, quá trình phun cát làm sạch bề mặt kim loại sẽ làm phát sinh bụi, chủ yếu là gỉ (bụi kim loại). Lượng bụi này có trọng lượng riêng khá nặng nên sự phát tán của lượng bụi này không đi xa mà chúng sẽ rơi ngay xuống khu vực phun cát tạo thành cát thải. Loại cát sử dụng làm sạch bề mặt tấm kim loại và thành tàu là loại cát vàng cánh to.

Tại Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản quá trình phun cát làm sạch bề được chia thành hai loại:

- Làm sạch các tấm tôn rời phục vụ quá trính đóng mới được tiến hành trong nhà xưởng nên cũng hạn chế bụi phát tán rộng ra môi trường.

- Làm sạch vỏ tàu sửa chữa được tiền hành ngay trên cầu tàu nên lượng bụi phát sinh vào môi trường không khí là khá lớn gây ảnh hưởng tới khu vực sản xuất và các khu vực lân cận.

* Bụi phát sinh trong công đoạn sơn hoàn thiện sản phẩm:

Tại công đoạn sơn, để phun đều sơn bám vào bề mặt kim loại, công nhân sử dụng súng phun có áp lực cao. Dưới tác dụng của áp lực dung dịch sơn tách thành các hạt nhỏ, phần lớn hạt sơn bám lên bề mặt sản phẩm còn một phần nhỏ bay vào không gian.

Tại Công ty quá trình phun lót các tấm tôn được tiến hành trong xưởng còn quá trình phun hoàn thiện được tiến hành ngay trên đà tầu, Đối với tàu sửa chữa cả hai giai đoạn sơn đều tiến hành ngay trên đà tàu.

Như vậy quá trình phun sơn đã phát sinh một lượng bụi sơn khi phát tán vào môi trường không khí sẽ gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Vì vậy đây là một nguồn thải rất cần được chú ý nhất trong tất cả các công đoạn sản xuất.

Tóm lại, ô nhiễm bụi cần được chú trọng trong các công đoạn sản xuất vì bụi có kích thước rất nhỏ, nhờ sự chuyển động của không khí trong khí quyển mà có thể phát tán chúng ra một diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, cũng như phân bố kích thước hạt, đặc tính hoá của bụi hạt là thay đổi rất lớn theo các yếu tố như loại nguồn thải, khu vực, thời gian, khí.

Ô nhiễm do bụi gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hại đến con người. Qua đường hô hấp chúng thâm nhập sâu vào khí quản, phế quản, vào phổi của con người. Các biểu hiện do ảnh hưởng của bụi mà con người thấy ngay khi tiếp xúc với bụi là chảy nước mắt, tấy rát mô của cổ họng, dị ứng, ngứa trên da, bệnh mề đay, ngạt thở… Nguy hiểm hơn khi tiếp xúc với bụi trong thời gian dài thì con người còn mắc các bệnh mãn tính như: viêm phù phổi, bệnh ho, hen suyễn, lao phổi và nặng hơn là ung thư phổi. Bụi trong không khí có thể gây ra các loại bệnh sau: bệnh phổi, viêm phế quản, bệnh hen, suy hô hấp, viêm kết mạc mãn tính và bệnh ngoài da.

c. Tác động của hơi khí từ các thiết bị máy móc sử dụng dầu nhớt, thuỷ lực cho việc bảo dưỡng

Lượng hơi khí phát sinh từ các khu vực này chủ yếu là các hợp chất hữu có bay hơi (VOC). Tốc độ bay hơi của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào các thành phần, chất lượng của dầu nhớt, thuỷ lực, nhiệt độ môi trường, nhiệt độ của dầu, độ kín của máy móc. Nói chung lượng hơi khí này phát sinh không lớn nhưng vào những ngày nắng nóng có thể tăng lên do đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và giảm năng suất lao động. Một nguy cơ khác là nếu máy móc bị hở thì lượng hơi khí phát sinh vào không khí tăng lên rất mạnh (do áp suất cao) sẽ gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường lao động.

d. Tác động lượng khí thải phát sinh trong các công đoạn sản xuất

- Khí thải tại bộ phận cắt nguyên liệu bằng khí:

Công ty sử dụng oxy và khí gas cho việc cắt nguyên liệu, khí gas khi cháy sẽ sinh ra nhiệt lượng rất lớn, do đó khí N2 có trong môi trường không khí có thể kết hợp với oxy tạo thành các hợp chất NOx. Nồng độ NOx trong khói phụ thuộc vào kiểu ngọn lửa và quy trình cắt. Trong quá trình cắt bằng oxy sẽ xảy ra phản ứng giữa sắt và oxy, sản phẩm của phản ứng này là nhiệt và xỉ oxit sắt. Phản ứng này không những chuyển đổi sắt thành xỉ oxít dễ loại bỏ khỏi khe hở, mà còn cung cấp nhiệt để giữ phản ứng tiếp diễn dọc theo chiều dài vết cắt. Thành phần khói thải từ quá trình cắt bao gồm: CO2, NOx.

Công ty sử dụng máy cắt nguyên liệu bằng khí gas, oxy mang hiệu quả rất cao trong công việc. Tuy nhiên đây là những chất rất dễ gây nổ, khi bị rò rỉ gặp nguồn lửa gần, các chất dễ phản ứng với khí gas thành hỗn hợp dễ nổ, hay gặp nhiệt độ cao sẽ phát nổ gây ảnh hưởng tới môi trường và tính mạng con người vì vậy cần quản lý chặt chẽ các bình chứa khí, và không được tùy tiện sử dụng khi chưa áp dụng các biện pháp an toàn.

- Khí thải trong công đoạn hàn:

Việc hàn nhằm ghép nối các chi tiết lại với nhau, tạo sự liên kết và vững chắc của sản phẩm. Trong quá trình sản xuất Cơ sở sử dụng máy hàn bán tự động, hàn MIG, MAG - hàn dây với công nghệ hàn hồ quang nóng chảy (hàn que bọc thuốc, hàn lớp khí Argon và khí CO2 bảo vệ).

Bảng 4.2. Các tác động đến môi trường trong quá trình hàn

Công nghệ hàn Nguyên lý tạo mối hàn Nguyên tắc bảo vệ mối hàn

Tác động đến môi trường lao

động Hàn hồ quang nóng chảy Hàn que bọc thuốc Làm nóng chảy kim loại dưới tác dụng tia hồ quang điện

Thuốc cháy sinh khói và xỉ để bảo vệ - Khói chứa các chất độc hại - Tia hồ quang Hàn MIG, MAG - Khí trơ (Argon,Helium) bảo vệ - Khí CO2 bảo vệ - Ít khói hơn, nhưng sinh O3, NOx

- Tia hồ quang + Hàn que bọc thuốc: Hàn đính các chi tiết cố định hình dạng cần hàn bằng que hàn bọc thuốc. Quá trình hàn bằng que đã tạo ra khói hàn có thành phần chính là Fe2O3, SiO2, TiO2, MnO, F và tia hồ quang tác động trực tiếp đến người công nhân trong khu sản xuất.

+ Hàn hồ quang lớp khí bảo vệ: Hàn MIG thiết bị hàn trong môi trường khí trơ (Argon, Helium) điện cực nóng chảy, Hàn MAG là phương pháp hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính (CO2). Trong quá trình hàn không sử dụng thuốc hàn nên tạo ra ít khói hơn so với hàn que bọc thuốc, tốc độ

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w