Nước thải sản xuất phát sinh trong công đoạn sửa chữa và đóng mới tàu. Các tàu thuyền ra vào Công ty làm ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do nước thải.
Hoạt động đóng mới tàu thuỷ hầu như không làm phát sinh nước thải sản xuất.
Vấn đề quan trọng nhất trong quá trình sửa chữa tàu là nước thải của tàu mà chủ yếu là nước bẩn ở đáy tàu và nước ballast.
Nước thải từ việc sửa chữa tàu bao gồm các loại sau: - Nước dằn tàu.
- Nước thải đáy tàu có chứa dầu từ các khoang máy. - Cặn dầu thải ra khi vệ sinh tàu.
Lượng nước thải này sinh ra từ quá trình vệ sinh thiết bị, vỏ tàu và nước dằn tàu. Lượng nước thải lớn hay nhỏ tùy thuộc vào công suất tàu, máy móc, động cơ tàu và số lượng tàu cập cảng, số ngày hành hải, ...
Theo quy định hiện hành của Việt Nam (Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải – Bộ luật hàng hải Việt Nam) cũng như Quốc tế, tàu thuyền không được xả nước dằn tàu tại khu vực cảng.
Nước bẩn ở đáy tàu bao gồm các loại nước bẩn đã sử dụng, bị ứ đọng và các loại chất lỏng khác như bụi nước lắng đọng, nước chảy từ các van và ống dẫn... Nước bẩn ở đáy tàu có chứa các chất ô nhiễm như dầu, mỡ, muối vô cơ và kim loại (asen, đồng, crôm, chì và thuỷ ngân). Khi đưa tàu vào sửa chữa, toàn bộ lượng nước bẩn này sẽ được thải ra môi trường và đi vào các dòng chảy ra sông Cấm làm tăng hàm lượng chất ô nhiễm trong nước. Lượng nước thải loại này phát sinh không thường xuyên và khó thống kê. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại hoạt động sủa chữa tàu biển tại Công ty hầu như không thực hiện.
Bảng 4.1. Đặc tính nước thải trong từng công đoạn sản xuất
Công đoạn Đặc tính nước thải
Sửa chữa vỏ tàu cũ, hư hỏng
Có chứa các chất rắn trơ, kích thước hạt tương đối lớn, dễ lắng, chứa vẩy, gỉ sắt, gỉ sơn, và chứa dầu mỡ
Trang trí nội thất Có chứa các chất rắn trơ, kích thước hạt tương đối lớn, dễ lắng, và chứa dầu mỡ
Nước dằn tàu Chất rắn lơ lửng, dầu mỡ... 4.1.1.2. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong công ty. Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao, chất rắn lơ lửng và các loại vi khuẩn. Nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực tiếp nhận. Lượng nước sinh hoạt của Công ty khoảng 600m3/tháng, lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước sinh hoạt là 480m3/tháng. Nước sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng hệ thống bể phốt sau đó thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước của khu vực đã xuống cấp nghiêm trọng và bị lấp đầy nên nước thải từ hệ thống cống thường xuyên chảy tràn ra đường giao thông khu vực.
4.1.1.3. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trong khu vực sản xuất của công ty có khối lượng khá lớn. Toàn bộ lượng nước này sẽ đổ vào lạch sông Cấm mang theo đất cát và các chất bẩn trên mặt đất làm tăng độ đục của nước sông vào mùa mưa.
Nước thải của công ty ngoài lượng nước thải sinh hoạt lấy từ nguồn nước máy còn có nước mưa chảy tràn trên bề mặt mặt đất. Lượng nước thải này có hàm lượng chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ khá cao. Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa, thành phần và khối lượng các chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua.
Về mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực công ty cuốn trôi đất, cát, bụi lắng trên mái nhà, sân bãi, đường đi làm nhiễm bẩn thuỷ vực tiếp
nhận. Với lượng mưa trung bình ở Hải Phòng là 1.700mm thì tổng lượng nước mưa trung bình trên diện tích của khu vực Công ty là:
Vnước mưa = 1.700 x 10-3 x 10.990 = 18.683 (m3/năm)
4.1.2. Đánh giá tác động
4.1.2.1. Tác động của nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất của công ty có chứa một lượng lớn dầu mỡ phát sinh từ công đoạn sửa chữa tàu, việc thải nước lacanh và nước ballast từ tàu.
Tác động của các chất gây ô nhiễm trong nước thải:
- Chất rắn lơ lửng:
Các chất rắn silicat trong nước đều không độc hại hoặc ít độc. Tuy vậy các chất rắn lơ lửng với nồng độ lớn là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh, đồng thời làm tăng độ đục nguồn nước và gây bồi lắng cho nguồn nước mà nó trực tiếp thải ra.
- Ảnh hưởng của nước thải chứa kim loại nặng:
Các kim loại nặng trong nước thải, đặc biệt là sắt (phát sinh chủ yếu ở các công đoạn vệ sinh tàu cũ, mới, hoàn thiện....) có khả năng tích tụ sinh học và ảnh hưởng đến cơ thể sống khi nồng độ đủ cao. Sự tích tụ sinh học của các kim loại nặng trong cơ thể động thực vật sẽ đạt được nồng độ cao tới mức nguy hiểm cho người và động vật. Kim loại nặng còn có khả năng ngấm vào bề mặt đất và có xu hướng tích tụ địa chất.
- Ảnh hưởng của nước thải chứa dầu mỡ:
Dầu tràn, hoặc dầu rơi vãi từ các bồn chứa, cặn dầu... sẽ ngấm vào đất hoặc bị cuốn theo nước mưa, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Dầu mỡ là những hợp chất hydrocacbon có chứa các phụ gia độc hại, là những hợp chất khó phân huỷ sinh học. Dầu che phủ mặt thoáng của nước, làm giảm khả năng hoà tan O2 trong nước, dẫn đến tình trạng thiếu ôxy trong nước, ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật nước, dẫn đến làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Cặn dầu khi lắng xuống đáy ao, sông sẽ bị phân huỷ một phần, phần còn lại tích tụ trong bùn đáy gây ô nhiễm cho thuỷ vực, ảnh hưởng tới mục đích sử dụng nước cũng như nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và nước sinh hoạt.
4.1.2.2. Tác động của việc xả nước dằn tàu và dầu thải từ các tàu - Nước bẩn ở đáy tàu và nước ballast: - Nước bẩn ở đáy tàu và nước ballast:
Ballast là loại nước rất đặc trưng (là nước ở các bến cảng, nước biển) được bơm vào các bồn tàu nhằm mục đích thăng bằng tàu. Có một số loại nước ballast trên tàu trong khi tàu vận hành như:
+ Nước ballast sạch: Là nước biển được bơm vào các bồn tàu chỉ định trước nhằm giữ cho tàu thăng bằng do vậy nước này không chứa dầu. Loại nước ballast sạch này có thể chứa các chất ô nhiễm như: kim loại (sắt, đồng, crôm) và các hoá chất.
+ Nước ballast nhiên liệu đậm đặc: Trong khi tàu vận hành, nước ballast nhiên liệu đậm đặc là nước biển được sử dụng như một dạng nhiên liệu khi mà nhiên liệu đã dùng hết nhằm giữ cân bằng cho tàu. Như vậy bồn tàu luôn đầy bởi nhiên liệu, nước biển hoặc cả hai. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ giữa nước biển và nhiên liệu trong lúc phá dỡ tàu, các chất ô nhiễm trong nước ballast nhiên liệu đậm đặc có thể chứa các nhiên liệu, các vi sinh có trong dầu nhiên liệu, dầu, mỡ, kim loại và xăng dầu chứa hydrocacbon.
+ Nước ballast bẩn: Loại nước này được tạo thành khi bơm nước biển vào các bồn chứa nhiên liệu rỗng nhằm tăng khả năng cân bằng cho tàu. Các chất ô nhiễm trong loại nước này có chứa: Nhiên liệu còn lại trong bồn, các vi sinh trong nhiên liệu, dầu, mỡ, xăng và kim loại (đồng, niken, bạc, kẽm).
Những loại nước bẩn kể trên đều có chứa các chất ô nhiễm nguy hại. Trong loại nước thải này có chứa kim loại, là thành phần rất khó tiêu huỷ trong quá trình xử lý nên chúng sẽ làm ô nhiễm môi trường và gây tác hại đến sức khoẻ con người như nhiễm độc chì, gây bệnh ung thư. Khi được thải ra môi trường các kim loại này sẽ tích tụ dần trong các sinh vật và sẽ tăng nồng độ ô nhiễm kim loại trong các sinh vật cũng như trong cơ thể con người. Thải các chất hữu cơ độc hại này ra môi trường sẽ tạo các khí độc hại khác. Nước thải này cũng chứa dầu và nhiên liệu, đây là những chất gây độc cho cá và các động vật thuỷ sinh khác trong nước. Những nước thải này cũng có thể bị chảy tràn lên bờ nên nó sẽ tiêu diệt các loại cây ven bờ và động vật thuỷ sinh thuộc vùng này như chim, cá, và các loài động vật khác. Ngoài ra nước ballast còn chứa các vi sinh vật gây bệnh khác, nên khi loại nước này thải ra môi trường sẽ tác động xấu đến hệ sinh thái, thay đổi tính cân bằng sinh thái ở khu vực.
- Dầu và nhiên liệu: Một số tàu khi sửa chữa có chứa dầu diesel, dầu tự nhiên và dầu nhân tạo. Dầu ở đây bao gồm xăng dầu đã lọc (dầu diesel, xăng,
kerosen) và dầu không xăng như dầu nhân tạo (silicon lỏng), mỡ động vật, dầu thực vật.... Dầu, nhiên liệu và cặn dầu có thể tìm thấy ở khắp nơi trên tàu, thậm chí trên cả các máy móc của tàu và các hệ thống ống dẫn. Sự có mặt của các loại dầu gây nguy hiểm cho người công nhân trong quá trình phá dỡ chính vì rất dễ gây cháy. Ngoài ra, trong quá trình tiếp xúc với dầu thải, người công nhân có nguy cơ tiếp xúc với các hoá chất độc hại, ảnh hưởng đến gan, mật, tim và hệ thần kinh. Nếu những dầu thải này mà rò rỉ ra môi trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nếu dầu bị rò rỉ với khối lượng lớn sẽ gây ra sự cố tràn dầu, ảnh hưởng đến các loại động vật hoang dã, gây ngộ độc cho các loại động vật khác và ảnh hưởng đến chuỗi thực phẩm của con người
4.1.2.3. Tác động của nước thải sinh hoạt
Theo số liệu thống kê của Công ty, lượng nước sử dụng trong một tháng của công ty là 600m3. Một phần lượng nước này bị thất thoát trên đường ống và một phần được sử dụng cho mục đích ăn uống. Do đó, lượng nước thải được tính trung bình bằng 80% tổng lượng nước sử dụng. Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của công ty là 480 m3/tháng.
Nước thải sinh hoạt này chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có nồng độ cao và vi sinh vật, do vậy hàm lượng BOD, COD, chất rắn lơ lửng, các hợp chất chứa nitơ, photpho và các loại vi khuẩn, nếu không được xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước khu vực. Do các hợp chất hữu cơ trong nước thải quá nhiều nên khi đổ vào nguồn tiếp nhận nước thải của khu vực có thể gây hiện tượng phú dưỡng gây ra sự tăng trưởng của các loại thực vật bậc thấp (rong tảo…), tạo ra sự biến đổi trong hệ sinh thái nước, làm giảm oxi trong nước làm giảm đa dạng của các sinh vật dưới nước đặc biệt là cá. Ngoài ra, nó có gây ra một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, viêm gan hoặc có thể là nguồn gây bệnh truyền nhiễm đối với nhân dân trong khu vực thông qua việc sử dụng các thủy hải sản nhiễm dầu, vi sinh vật, sử dụng nước bị ô nhiễm.
4.1.2.4. Tác động của nước mưa chảy tràn
Nhìn chung nồng độ các chất độc hại trong nước mưa khu vực đồng bằng Bắc bộ không lớn. Số liệu thống kê trong những năm gần đây cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau: tổng nitơ: 0,5 – 1,5 mg/l; tổng phốt pho: 0,03 – 0,04 mg/l; COD: 10 – 12 mg/l; TSS: 10 – 20 mg/l. Tuy nhiên, hầu hết các công đoạn sản xuất của Công ty đều diễn ra ngoài trời
nên nước mưa sẽ cuốn theo rất nhiều các chất ô nhiễm như dầu mỡ, mạt sắt, mạt sơn,...xuống sông làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông.
4.2. ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
4.2.1. Nguồn phát sinh
4.2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của Công ty bao gồm:
- Rác thải sinh hoạt công nhân tham gia công tác đóng mới và sửa chữa tàu. Đây là dạng chất thải có thành phần chất hữu cơ cao, ngoài ra có một phần là giấy, nylon, pin, …
- Rác thải sản xuất:
+ Phế thải kim loại: Chủ yếu là các đầu mẩu sắt thép, các chi tiết hỏng, vỏ tàu cũ hư hỏng, vẩy, gỉ sắt...
+ Phế thải từ quá trình hàn: Lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình hàn là xỉ hàn, đầu que hàn.
+ Phế thải sản xuất: gỗ kê tàu hỏng, thùng catton, amiang, nilon, nhựa... Lượng rác thải sinh hoạt khoảng 100kg/ngày
Lượng rác thải sản xuất của Công ty khoảng 300kg/ngày 4.2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của Công ty bao gồm:
- Chất thải từ quá trình làm sạch bề mặt: vảy sắt và cát thải sau khi phun làm sạch bề mặt kim loại có chứa dầu mỡ, vẩy sơn, kim loại nặng…
- Vỏ thùng sơn và các loại dung môi.
- Cặn sơn: Trong quá trình phun sơn sẽ phát sinh một lượng bụi sơn bám dính trên sàn và cặn sơn tại hệ thống xử lý bụi sơn và hơi sơn.
- Các loại dầu và dung môi bảo dưỡng thiết bị, máy móc.
- Các loại chất thải rắn nguy hại khác: Dầu mỡ, giẻ lau dầu mỡ, cặn sơn… Cặn dầu thu hồi từ các con tàu cũ, hỏng đem sửa chữa,
Do Công ty chưa tiến hành thu gom riêng các loại chất thải nguy hại nên số lượng các loại chất thải trên chưa được thống kê chính xác, theo ước tính thì
tổng lượng chất thải nguy hại của Công ty khoảng 50kg/tháng (không tính lượng cát làm sạch)
Đánh giá tác động của chất thải rắn
Do Công ty không tiến hành thu gom triệt để các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất nên các loại chất thải này nằm rải rác trong khu vực sản xuất của Công ty, khu vực sản xuất của Công ty nằm sát cạnh lạch sông Cấm nên các loại chất thải này sẽ bị đưa xuống sông khi thủy triều lên hay trời mưa gây ô nhiễm nước sông.
Đánh giá tác động của chất thải nguy hại
- Chất thải từ quá trình làm sạch bề mặt: Sau khi sử dụng để làm sạch bề mặt kim loại trong sửa chữa tàu biển, cát sẽ bị hòa trộn với sơn, vảy sắt bị đánh bật ra khỏi bề mặt kim loại có chứa một số kim loại nặng độc hại và dầu nhờn. Trong hỗn hợp chất thải này có chứa kim loại nặng, trong đó nhiều kim loại nặng có tính độc hại rất cao như chì, asen, cadimi, crôm… Trong đóng mới, cát được phun để làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn chống gỉ và sơn chống hà cho tàu.
Hiện nay, lượng cát sau khi dùng để làm sạch bề mặt kim loại sẽ được sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng. Công ty chưa có phương án giải quyết lượng chất thải này.
- Vỏ thùng sơn và các loại dung môi, hộp keo từ quá trình hàn gắn các chi tiết: các loại chất thải này được công nhân thu gom ngay tại công ty và được bán cho các cơ sở tái chế kim loại.
- Các loại dung môi bảo dưỡng thiết bị: là loại chất thải nguy hại dễ cháy và gây hỏa hoạn. Hầu hết lượng dung môi và dầu mỡ này được sử dụng hết, các thùng hoặc hộp chứa được thu gom bán phế liệu chung.
- Đối với chất thải rắn như cặn sơn, cặn dầu, dầu mỡ thải, bụi gỉ, giẻ lau dính dầu là các vật dụng dễ bắt lửa dẫn đến cháy nổ, gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, các phế thải này khi xâm nhập vào nguồn nước sẽ ô nhiễm nguồn nước vì khó phân huỷ sinh hoạt. Hiện tại,