Nước thải sản xuất của công ty có chứa một lượng lớn dầu mỡ phát sinh từ công đoạn sửa chữa tàu, việc thải nước lacanh và nước ballast từ tàu.
Tác động của các chất gây ô nhiễm trong nước thải:
- Chất rắn lơ lửng:
Các chất rắn silicat trong nước đều không độc hại hoặc ít độc. Tuy vậy các chất rắn lơ lửng với nồng độ lớn là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh, đồng thời làm tăng độ đục nguồn nước và gây bồi lắng cho nguồn nước mà nó trực tiếp thải ra.
- Ảnh hưởng của nước thải chứa kim loại nặng:
Các kim loại nặng trong nước thải, đặc biệt là sắt (phát sinh chủ yếu ở các công đoạn vệ sinh tàu cũ, mới, hoàn thiện....) có khả năng tích tụ sinh học và ảnh hưởng đến cơ thể sống khi nồng độ đủ cao. Sự tích tụ sinh học của các kim loại nặng trong cơ thể động thực vật sẽ đạt được nồng độ cao tới mức nguy hiểm cho người và động vật. Kim loại nặng còn có khả năng ngấm vào bề mặt đất và có xu hướng tích tụ địa chất.
- Ảnh hưởng của nước thải chứa dầu mỡ:
Dầu tràn, hoặc dầu rơi vãi từ các bồn chứa, cặn dầu... sẽ ngấm vào đất hoặc bị cuốn theo nước mưa, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Dầu mỡ là những hợp chất hydrocacbon có chứa các phụ gia độc hại, là những hợp chất khó phân huỷ sinh học. Dầu che phủ mặt thoáng của nước, làm giảm khả năng hoà tan O2 trong nước, dẫn đến tình trạng thiếu ôxy trong nước, ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật nước, dẫn đến làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Cặn dầu khi lắng xuống đáy ao, sông sẽ bị phân huỷ một phần, phần còn lại tích tụ trong bùn đáy gây ô nhiễm cho thuỷ vực, ảnh hưởng tới mục đích sử dụng nước cũng như nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và nước sinh hoạt.
4.1.2.2. Tác động của việc xả nước dằn tàu và dầu thải từ các tàu - Nước bẩn ở đáy tàu và nước ballast: