Tình hình áp dụng tại Sacombank Phú Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn: Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh ppt (Trang 41 - 60)

Hợp đồng bảo đảm tiền vay tuỳ từng trường hợp cụ thể sử dụng một trong các mẫu sau:

a. Mẫu hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng thế chấp bất động sản

HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN

Số : Ngày :

ký Nơi ký

:

BÊN NHẬN THẾ CHẤP : NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - ...

Địa chỉ : ...

Điện thoại – Fax : ...

Đại diện bởi Ông/Bà - Chức vụ : ...

BÊN THẾ CHẤP :

Ông/Bà : ...

Giấy CMND/Hộ chiếu số : ... Địa chỉ - điện thoại : ...

Ông/Bà : ...

Giấy CMND/Hộ chiếu số : ... Địa chỉ - điện thoại : ...

Đại diện cho : ...

GCN ĐKKD/ GP hoạt động : ...

Mã số thuế : ...

Địa chỉ : ...

Điện thoại – Fax : ...

Chức vụ của người đại diện : ... Theo Giấy UQ/ Biên bản họp : ...

Hai bên thỏa thuận, thống nhất ký kết Hợp đồng này với các điều khoản sau:

Điều 1. Nghĩa vụ được bảo đảm

 Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm toàn bộ nghĩa vụ của Bên thế chấp đối với Bên nhận thế chấp được quy định tại Hợp đồng ... ... số ... ... ngày ... ... ký kết giữa Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp, và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Hợp đồng ... ... nếu có (sau đây gọi tắt là Hợp đồng cấp tín dụng).

 Nghĩa vụ được bảo đảm tại một thời điểm tối đa là ..., (Bằng chữ:

...) và các khoản phải trả khác được quy định trong Hợp đồng cấp tín dụng.

Nghĩa vụ được bảo đảm theo Hợp đồng này còn bao gồm nghĩa vụ hoàn trả, thanh toán trong trường hợp Hợp đồng cấp tín dụng bị hủy bỏ, chấm dứt, vô hiệu.

Việc cấp tín dụng do Bên nhận thế chấp quyết định mà không phụ thuộc vào nghĩa vụ được bảo đảm nêu trên.

Điều 2. Tài sản bảo đảm

Để đảm bảo thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này, Bên thế chấp đồng ý thế chấp cho Bên nhận thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình sau đây:

 Mô tả tài sản bảo đảm:  Quyền sử dụng đất: Thửa đất số: ... ... ... Tờ bản đồ số: ... ... ... Địa chỉ thửa đất: ... ... ...  Diện tích: ... ... ... m2, (Bằng chữ: ... ... ... ) Hình thức sử dụng:  Sử dụng riêng: ... ... ... m2  Sử dụng chung: ... ... ... m2 Mục đích sử dụng: ... ... ... Thời hạn sử dụng: ... ... ...

Nguồn gốc sử dụng: ... ... ...  Tài sản gắn liền với đất:

Loại tài sản: ... ... ... Địa chỉ: ... ... ...

Đặc điểm tài sản: ... ... ...

Diện tích xây dựng: ... ... ... m2, (bằng chữ: ... ... ... ) Diện tích sử dụng: ... ... ... m2, (Bằng chữ: ... ... ... )  Tổng giá trị tài sản bảo đảm:

 Giá trị của tài sản bảo đảm ước tính là: ... ... ... (Bằng chữ: ... ... ...).

 Việc xác định tổng giá trị của tài sản bảo đảm nêu trên chỉ để làm cơ sở xác định mức cấp tín dụng cho Bên thế chấp, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

 Các trường hợp thuộc tài sản bảo đảm bổ sung:

 Trường hợp thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản đó cũng thuộc tài sản bảo đảm.

 Trường hợp tài sản đang cho thuê được dùng làm tài sản bảo đảm. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản cũng thuộc tài sản bảo đảm.Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác gắn liền với đất (kể cả trường hợp các tài sản này được hình thành trong tương lai) cũng thuộc tài sản bảo đảm.

 Trường hợp tài sản bảo đảm bị quy hoạch, giải tỏa một phần hay toàn bộ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì toàn bộ số tiền, tài sản đền bù cũng thuộc tài sản bảo đảm.

 Trường hợp phần giá trị tăng thêm do sửa chữa, nâng cấp tài sản đương nhiên cũng thuộc tài sản bảo đảm.

 Trường hợp tài sản bảo đảm được bảo hiểm thì khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, toàn bộ số tiền bồi thường bảo hiểm cũng thuộc tài sản bảo đảm.  Trường hợp tài sản bảo đảm bị thiệt hại do lỗi của Bên thứ ba thì toàn bộ số

tiền, tài sản bồi thường thiệt hại cũng thuộc tài sản bảo đảm.

 Trong trường hợp thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 Bên giữ tài sản, giấy tờ của tài sản bảo đảm:

 Toàn bộ giấy tờ bản chính liên quan đến tài sản bảo đảm nêu tại Hợp đồng này sẽ do Bên nhận thế chấp giữ, bao gồm:

 ...  ...  ...

 Việc bàn giao giấy tờ của tài sản bảo đảm được lập thành văn bản.

Điều 3. Xử lý tài sản bảo đảm

 Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ:

 Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà Bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ.

 Các trường hợp khác mà Bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định pháp luật.

 Phương thức xử lý tài sản bảo đảm: Các bên đồng ý thực hiện theo:

 Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật liên quan; và  Bên nhận thế chấp được lựa chọn phương thức xử lý tài sản thuận lợi nhất trong

các phương thức xử lý theo quy định pháp luật để xử lý tài sản bảo đảm.  Xử lý tiền bán tài sản bảo đảm:

Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được thanh toán theo thứ tự như sau: chi phí xử lý tài sản, nợ gốc, lãi, lãi phạt quá hạn, chi phí khác (nếu có). Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, nếu thừa sẽ trả lại cho Bên thế chấp, nếu thiếu thì Bên thế chấp phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền còn thiếu đó.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận thế chấp  Bên nhận thế chấp có các quyền sau:

 Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm được cho thuê, cho mượn phải chấm dứt việc sử dụng tài sản bảo đảm, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó.

 Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản bảo đảm, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản bảo đảm.

 Yêu cầu Bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản bảo đảm.  Yêu cầu Bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản,

giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

 Yêu cầu Bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ tài sản bảo đảm giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà Bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.

 Yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo trường hợp, phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.

 Yêu cầu Bên thế chấp bổ sung tài sản bảo đảm hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác trong trường hợp tài sản bảo đảm bị mất, hư hỏng, giảm sút giá trị so với giá trị nêu tại Hợp đồng này. Nếu Bên thế chấp không thực hiện yêu cầu trên, Bên nhận thế chấp được quyền thu hồi nợ trước hạn.

 Được quyền thay mặt Bên thế chấp nhận trực tiếp toàn bộ số tiền, tài sản bồi thường, đền bù phát sinh từ các trường hợp thuộc tài sản bảo đảm bổ sung nêu tại Hợp đồng này.

 Bên nhận thế chấp có các nghĩa vụ sau:

 Trả lại giấy tờ bản chính liên quan đến tài sản bảo đảm cho Bên thế chấp; và  Lập văn bản giải tỏa, yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có), sau

khi Bên thế chấp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được bảo đảm nêu tại Hợp đồng này.

 Quyền và nghĩa vụ của Bên thế chấp  Bên thế chấp có các quyền sau:

 Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản bảo đảm theo thoả thuận.

 Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản bảo đảm.

 Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản bảo đảm nếu được Bên nhận thế chấp đồng ý.

 Được cho thuê, cho mượn tài sản bảo đảm nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp, đồng thời phải thông báo cho Bên nhận thế chấp biết và được sự chấp thuận bằng văn bản của Bên nhận thế chấp.

 Nhận lại tài sản bảo đảm do Bên thứ ba giữ (nếu có), khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

 Bên thế chấp có các nghĩa vụ sau:  Bảo quản, giữ gìn tài sản bảo đảm.

 Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản bảo đảm nếu do việc khai thác đó mà tài sản bảo đảm có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

 Thông báo cho Bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản bảo đảm, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì Bên nhận thế chấp có quyền hủy Hợp đồng này và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì Hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản bảo đảm.  Không được góp vốn, liên doanh bằng tài sản bảo đảm; không được sử dụng

tài sản bảo đảm để bảo đảm cho nghĩa vụ khác; không được thực hiện bất kỳ hành vi nào liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên nhận thế chấp.

 Phải mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm trong suốt thời gian thế chấp, nếu tài sản bảo đảm bắt buộc phải mua bảo hiểm theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bên nhận thế chấp.

 Chịu mọi chi phí về việc định giá, công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm, mua bảo hiểm, bảo quản, xử lý tài sản bảo đảm và các chi phí có liên quan đến việc thế chấp tài sản (nếu có).

 Thực hiện các thủ tục để Bên nhận thế chấp trực tiếp nhận toàn bộ số tiền, tài sản bồi thường, đền bù phát sinh từ các trường hợp thuộc tài sản bảo đảm bổ sung nêu tại Hợp đồng này.

Điều 5. Ảnh hưởng bởi tỷ giá

Trường hợp loại tiền cấp tín dụng khác loại với loại tiền xác định giá trị của tài sản bảo đảm, khi có sự thay đổi tỷ giá (theo xác định của Bên nhận thế chấp) làm cho tỷ lệ số dư cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm vượt mức tỷ lệ theo quy định của Bên nhận thế chấp hoặc vượt một tỷ lệ khác do các bên đã thoả thuận (nếu có) thì Bên thế chấp phải bổ sung tài sản được Bên nhận thế chấp chấp thuận hoặc thực hiện các thủ tục giảm số dư cấp tín dụng để tỷ lệ số dư cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Bên nhận thế chấp.

 Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm nêu tại Hợp đồng này được bảo đảm bởi nhiều người, những người này phải cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo đảm đó.

 Các bên đồng ý rằng các nghĩa vụ phát sinh khác nếu được các bên thỏa thuận bảo đảm bằng chính tài sản nêu tại Hợp đồng này thì các nghĩa vụ đó cũng thuộc nghĩa vụ được bảo đảm.

 Trong thời gian tài sản bảo đảm đang xử lý, Bên nhận thế chấp có quyền khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm. Số tiền thu được từ việc khai thác, sử dụng sau khi trừ đi các khoản chi phí cần thiết sẽ dùng để thu hồi nợ.

 Bên thế chấp cam kết rằng tài sản bảo đảm là của Bên thế chấp, chưa hứa bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc/và làm tài sản bảo đảm cho các quan hệ dân sự, thương mại với bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào; tài sản bảo đảm không bị tranh chấp, không bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền niêm phong, phong tỏa.

 Trong thời hạn bảo đảm, các bên có thể thỏa thuận rút bớt, bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm với điều kiện giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm và thực hiện đúng thủ tục quy định pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 Trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm thì toàn bộ hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản bảo đảm cũng thuộc phạm vi xử lý tài sản bảo đảm.

 ………

Điều 7. Điều khoản chung

 Các bên cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện đã thỏa thuận trong Hợp đồng này. Bên nào không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

 Các bên chấp nhận rằng mọi sự bổ sung, điều chỉnh, thay đổi nội dung của Hợp đồng cấp tín dụng đều không làm thay đổi và chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng này.

 Trong quá trình thực hiện, mọi sửa đổi, bổ sung của Hợp đồng này phải được sự nhất trí của các bên và phải được lập thành văn bản và văn bản này là một bộ phận không tách rời Hợp đồng này.Trường hợp Hợp đồng này bị coi là vô hiệu từng phần hay toàn bộ thì không ảnh hưởng đến hiệu lực của Hợp đồng cấp tín dụng mà Hợp đồng này là một điều kiện. Bên thế chấpphải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình và bổ sung tài sản bảo đảm như đã cam kết.

 Tất cả các thông báo, tài liệu giao dịch trong quá trình thực hiện Hợp đồng này được Bên nhận thế chấp gửi cho Bên thế chấp theo địa chỉ nêu trong Hợp đồng này (hoặc theo địa chỉ yêu cầu được thông báo bằng văn bản của Bên thế chấp). Mọi thông báo, tài liệu giao dịch được coi là đã nhận sau khi có xác nhận của Bên thế chấp, người thân hoặc nhân viên của Bên thế chấp hoặc sau khi được gửi đi bằng điện tín, điện báo có xác nhận của bưu điện nơi gửi.

 Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ... .

 Hợp đồng này hết hiệu lực trong các trường hợp sau:  Nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt.

 Việc bảo đảm bằng tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

 Tài sản bảo đảm đã được xử lý.  Theo thỏa thuận của các bên.

 Không phụ thuộc vào thời điểm Hợp đồng có hiệu lực và kể từ thời điểm Bên thế chấp ký tên trên Hợp đồng này, Bên thế chấp cam kết vô điều kiện và không huỷ ngang hực hiện toàn bộ các điều kiện và điều khoản đã cam kết theo quy định tại Hợp đồng này.

 Trường hợp Hợp đồng này được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt có giá trị pháp lý, bản tiếng nước ngoài chỉ có giá trị tham khảo.  Hợp đồng này được lập thành … (…) bản có giá trị pháp lý như nhau:  Bên nhận thế chấp giữ … (…) bản.

 Bên thế chấp giữ … (…) bản.

 Lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực … (…) bản (nếu hợp đồng thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực).

 Lưu tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm … (…) bản (nếu hợp đồng thuộc trường hợp phải đăng ký).

BÊN THẾ CHẤP

Một phần của tài liệu Luận văn: Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh ppt (Trang 41 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)