Giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Luận văn: Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh ppt (Trang 37 - 39)

Giải quyết tranh chấp là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột dựa trên những căn cứ và bằng những phương thức khác nhau do các bên lựa chọn. Tranh chấp là điều khó tránh khỏi vì giữa các bên trong mọi mối quan hệ thường có các quyền và lợi ích xung đột nhau. Theo quy định của pháp luật hiện có các phương thức giải quyết tranh chấp sau:

- Thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh chấp: Đa số trường hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để

thương lượng, tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung là giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa các bên. Đây vừa là hình thức thương lượng lại để đạt được sự thoả thuận về bất đồng vừa phát sinh vừa là một hình thức giải quyết tranh chấp. Thương lượng có thể được tiến hành độc lập hoặc tiến hành cùng với qua trình tố tụng tại toà án hoặc trọng tài.

- Hoà giải các tranh chấp: Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba, trong đó bên thứ ba (hoà giải viên) là trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được một thoả thuận dựa trên tự do ý chí của các bên tranh chấp và theo nguyên tắc khách quan, công bằng, hợp lý. Đây là biện pháp giải quyết tranh chấp một cách thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên, đồng thời hạn chế tối đa sự hao phí về thời gian và tiền của của các bên vào các thủ tục tố tụng khác. Thoả thuận hoà giải không có tính bắt buộc như phán quyết của trọng tài hay toà án.

- Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài: Đây là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra một quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp.

- Giải quyết tranh chấp bằng con đường toà án: là một phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định. Việc lựa chọn toà án nào giải quyết tranh chấp là do các bên lựa chọn theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Đây là một thủ tục tố tụng tư pháp, toà án sẽ nhận thụ lý giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật và phán quyết của toà án có tính chất bắt buộc đối với các bên. Giải quyết tranh chấp các tranh chấp liên quan bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng, cũng theo các phương thức trên. Và theo nguyên tắc các tranh chấp phát sinh trước hết được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải để tìm ra biện pháp tháo gỡ tốt đẹp nhất cho các bên; nếu thương lượng, hoà giải không được thì mới đưa tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục tố tụng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh ppt (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)