* Hợp đồng bảo đảm tiền vay sau khi được anh chị phòng tín dụng và khách hàng soạn thảo, được trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại và phê chuẩn trước khi trình lên cho Giám đốc phê duyệt và quyết định có cho khách hàng vay hay không. Sau khi ngân hàng và khách hàng đã xem xét lại các điều khoản trong hợp đồng, các bên đều đồng ý, hợp đồng bảo đảm tiền vay sẽ được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của tất cả các bên. Ngày ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay cũng đồng thời là ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
Hợp đồng bảo đảm thường được lập thành 4 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ hai bản và chịu trách nhiệm thi hành.
* Thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay: Hợp đồng bảo đảm tiền vay là một hợp đồng song vụ, do vậy các bên trong hợp đồng đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Chất lượng hợp đồng bảo đảm tiền vay phụ thuộc vào sự thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng của cả hai chủ thể. Sau khi hợp đồng được giao kết và bắt đầu có hiệu lực, các bên phải thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Trước hết, hai bên thực hiện bàn giao hồ sơ, tài sản bảo đảm và lập biên bản bàn giao tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng. Trong thời hạn hợp đồng, khách hàng phải có trách nhiệm sử dụng khoản vay theo đúng mục đích thoả thuận trong hợp đồng, có nghĩa vụ bảo toàn giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản dùng để thế chấp cho khoản vay, hoàn trả gốc và lãi theo đúng thời hạn; đồng thời khách hàng cũng có quyền kiểm tra việc bảo quản tài sản cầm cố mà ngân hàng giữ trong thời hạn hợp đồng... Ngân hàng có quyền kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng mục đích ghi trong hợp đồng hay không, việc quản lý và sử dụng tài sản thế chấp có theo thoả thuận hay không, đặc biệt ngân hàng cần quản lý tài sản bảo đảm và các loại giấy tờ có liên quan một cách chặt chẽ bởi đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của ngân hàng. Trong đó, quản lý tài sản bảo đảm và các loại giấy tờ liên quan được hiểu là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo tài sản và các loại giấy tờ vẫn trong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiện các sự cố liên quan làm giảm giá trị của tài sản bảo đảm, các giấy tờ liên quan so với dự kiến nêu tại hợp đồng bảo đảm; đồng thời là bằng chứng pháp lý quan trọng chứng minh việc cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay/ bên bảo lãnh để ngân hàng có các biện pháp thích hợp ngay khi phát hiện khách hàng hoặc bên thứ ba vi phạm các cam kết tại hợp đồng bảo đảm ...
* Hợp đồng bảo đảm tiền vay được giải chấp trong các trường hợp:
- Hợp đồng hết hạn, các khoản nợ gốc và lãi đã được trả đầy đủ bởi bên vay. - Hợp đồng tín dụng chấm dứt trước thời hạn, các khoản nợ gốc và lãi đã được hoàn trả đầy đủ.