* Thủ tục thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được quy định tại luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, TTLT số 03 và một số văn bản có liên quan khác. Theo các văn bản này, thủ tục cần thiết để thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm:
- Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là khi đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Thủ tục thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản (lý do xử lý, loại tài sản, phương thức xử lý, giá trị nghĩa vụ, thời hạn và địa điểm chuyển giao tài sản.
- Thủ tục đăng ký thông báo xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Thủ tục giao tài sản, buộc giao tài sản cho TCTD trong trường hợp bên giữ tài sản cố tình không giao tài sản để xử lý.
- Thủ tục xử lý tài sản sau 7 ngày đối với tài sản cầm cố, 15 ngày đối với tài sản thế chấp, kể từ thời điểm thông báo và đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
* Phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: Theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay, hiện nay có các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay sau: - Phương thức bán tài sản bảo đảm: là phương thức bù đắp nghĩa vụ bị vi phạm một cách chính xác, khách quan nhất do tài sản được bán và xác định giá trị tại thị trường. Theo Nghị định số 178/1999/NĐ-CP và TTLT số 03/2001/TTLT/NHNN- BTP-BCA-BTC-TCĐC, các chủ thể được bán tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm TCTD tự bán tài sản bảo đảm hoặc theo quy định trao quyền của pháp luật nếu không xử lý được tài sản theo thoả thuận; khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh bán hoặc phối hợp với TCTD cùng bán tài sản theo thoả thuận; bên thứ ba bán tài sản bảo đảm theo uỷ quyền của TCTD hoặc uỷ quyền của khách hàng vay, bên bảo lãnh.
- Phương thức nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Đây là phương thức mà pháp luật trao quyền cho TCTD nhằm giải phóng tối đa các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm nợ tồn đọng hoặc những tài sản khó xử lý, tài sản đặc thù.
- Phương thức nhận tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh. Trong nền kinh tế mở như hiện nay, việc sử dụng các công cụ thanh toán, công cụ vay nhận nợ được sử dụng ngày càng nhiều, thì xử lý tài sản theo phương thức này càng trở lên phổ biến. Ngoài ra, pháp luật cũng có những quy định riêng về xử lý tài sản trong trường hợp tài sản bảo đảm là đất, quyền sử dụng đất, và các quyền sở hữu khác...