Giao tiếp không chỉ là quá trình trao đổi thông tin, nhận thức, đánh giá về nhau, mà còn là quá trình tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp. Trong quá trình này con người tác động gây ảnh hưởng đến đối tác giao tiếp, đồng thời cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng của đối tác. Quá trình tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp được diễn ra dưới nhiều hình thức, như: lây lan, ám thị, bắt chước, thuyết phục, áp lực nhóm…
• Sự lây lan tâm lý: Lây lan tâm lý là sự lan truyền từ người nay sang
người khác về thái độ, hành vi. Đôi khi cả quan niệm và cách đánh giá… Lây lan tâm lý là hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến diễn ra với tính chất, mức độ, phạm vi khác nhau, phụ thuộc vào những tình huống xã hội và tình huống tâm lý cụ thể.
Sự lan truyền tâm lý tạo ra một trạng thái tình cảm chung của một nhóm. Sự lan truyền tâm lý tuỳ thuộc vào những nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực khác nhau. N ếu là nguyên nhân tích cực sự lan truyền sẽ giúp tạo ra bầu không khí vui tươi, phấn khởi mọi người hăng
say làm việc và đạt được hiệu quả công tác cao. N gược lại nếu do nguyên nhân tiêu cực, sự lan toả sẽ đưa đến bầu không khí buồn chán, mọi người uể oải không muốn làm việc và đương nhiên sẽ dẫn đến hiệu quả kém.
Cơ chế lây lan tâm lý biểu hiện dưới hai hình thức: hiện tượng bùng nổ và hiện tượng lây lan từ từ. Lây lan theo cơ chế bùng nổ là sự lây lan diễn ra tức thời, nhanh chóng, trong đó có một nhóm người hoặc một cá nhận tự phát làm theo cách ứng xử của một cá nhân, một nhóm người một cách vô thức. Còn lây lan theo cơ chế lan dần, từ từ là quá trình lan truyền các cảm xúc diễn ra trong mộ khoảng thời gian nhất định với cường độ không cao và tốc độ tương đối chậm.
• Ám thị: Ám thị là tác động tâm lý tới cá nhân hoặc một nhóm người nhằm
làm cho họ tiếp thu thông tin mà không có sự phê phán. Đó là sự chi phối, làm biến đổi cách suy nghĩ, thái độ, hành vi của các cá nhân, các nhóm người một cách vô thức bởi sức ép của một sức mạnh tinh thần vô hình nhưng có thật.
Ám thị - thôi miên là hai cấp độ, hai trạng thái “mất tỉnh táo”, mất “khả năng phản hồi” của ý thức, nảy sinh dưới tác động đặc biệt của một kích thích nào đó. Trong trạng thái thôi miên, não chỉ giữ mối liên hệ với một nguồn kích thích nhất định, toàn bộ những bộ phận thần kinh trung ương khác bị ức chế. Vì vậy, con người dường như chỉ gắn bó với thế giới bên ngoài theo một kênh thông tin đó. Ám thị là hình thức thôi miên nhẹ, khi não vẫn “thức”. Cá nhân bị chi phối bởi thông tin gây ám thị, mất khả năng suy xét một cách có phê phán , cả tin và dễ dàng bị thuyết phục.
Ám thị có thể mang tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực, trọn vẹn hoặc không trọn vẹn, kiên trì hoặc không kiên trì. Ám thị trực tiếp là hình thức trong đó người này thông báo cho người kia dưới hình thức mệnh lệnh – những ý nghĩ nhất định, khiến người kia phải tiếp nhận và thực hiện không phê phán. Ám thị gián tiếp thì phải đi vòng thông qua nhiều phương tiện hỗ trợ.
• Thuyết phục: Thuyết phục là sự thông báo, giải thích nhằm mục đích hình thành hay làm thay đổi các quan điểm, thái độ nào đó. Đây là cách thức quan trọng để hình thành các quan điểm và thế giới quan của cá nhân. Khác với ám thị, người được thuyết phục ở trạng thái có ý thức, có sự trao đổi, phê phán.
Thuyết phục được xây dựng trên cơ sở những luận điểm có căn cứ, được chứng minh theo một cơ cấu logic để có thể đạt được sự đồng tình của người nhận thông tin. Do đó, lập luận và chứng minh là hai đặc trưng của thuyết phục.
• Bắt chước: Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các cử chỉ, hành
động, tâm trạng, cách suy nghĩ, ứng xử của một người hoặc một nhóm người khác.
Có nhiều hình thức bắt chước, từ mô phỏng, tái tạo các biểu hiện, dáng vẻ bề ngoài cho đến các phNm chất, tính cách bên trong. Bắt chước thể hiện chức năng thích nghi của cá nhân và của nhóm đối với các chuNn mực và giá trị đang chiếm ưu thế trong nhóm hoặc trong xã hội.
• Áp lực nhóm: Trong giao tiếp tập thể, phản ứng của một thành viên thường bị chi phối bởi phản ứng của số đông. Khi đại đa số thành viên trong nhóm đã thống nhất với nhau về một phản ứng tâm lý nào đó thì những thành viên còn lại cũng có xu hướng chấp nhận theo phản ứng đó. Có nghĩa là, phản ứng của đa số đã tạo nên áp lực đối với phản ứng của thiểu số. Biểu hiện đặc biệt của áp lực nhóm tới cá nhân là tính a dua.