Cửa sổ Johari và mối quan hệ giữa nhận thức và tự nhận thức

Một phần của tài liệu Chương 1 TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP docx (Trang 31 - 35)

Cửa sở Johari là một khái niệm do hai tác giả Joseph Luft và Harry Ingham (Johary là ghép những từ đầu tên hai tác giả) xây dựng để mô tả mối

quan hệ giữa nhận thức, tự nhận thức và tính cởi mở, sự phản hồi trong giao tiếp.

Cửa sổ này có 4 ô phụ thuộc vào mức độ những gì mà mình tự biết về mình và những gì mà người khác biết về ta

Tự nhận biết Không nhận biết

N gười khác nhận biết được I. CHUN G II. MÙ N gười khác không nhận biết được

I. RIÊN G II. KHÔN G N HẬN BIẾT ĐƯỢC Hình 1.2 - Cửa sổ Johary

+ Khu vực I – Khu vực CHUN G hay còn gọi là khu vực mở tương ứng với những gì mà chúng ta biết về mình và người khác cũng biết về chúng ta.

+ Khu vực II - khu vực MÙ tương ứng với những gì mà chúng ta không biết được về mình, nhưng người khác lại biết về chúng ta. Có những cái mà chúng ta không biết về mình vì người khác không tự nguyện chia sẻ thông tin phản hồi hoặc không giao tiếp với ta, hoặc có thể là ở đó có những thông tin về hành vi thành lời hoặc không thành lời nhưng chúng ta không thể hoặc không thèm đếm xỉa đến chúng.

+ Khu vực III - Khu vực RIÊN G tương ứng với những gì mà chỉ chúng ta biết về mình còn người khác không biết. N ó có thể được coi là riêng vì trong giao tiếp chúng ta không cởi mở để bộc lộ với người khác.

+ Khu vực IV - Khu vực KHÔN G N HẬN BIẾT tương ứng với những gì mà cả chúng ta lẫn người khác không biết, thông thường bao gồm lĩnh vực vô thức và tiềm thức.

Mỗi một khu vực có thể được mở rộng hay bị thu hẹp phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố trong giao tiếp, đó là sự phản hồi và tính cởi mở của chúng ta.

Sự phản hồi. Là xu hướng mà người khác sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ, những đánh giá của họ về chúng ta. Đó là thiện ý cởi mở và nỗ lực của người khác trong việc phản hồi thích đáng cho chúng ta. Tuy nhiên, đây cũng là xu hướng mà chúng ta cố gắng lắng nghe người khác nhận xét, đánh giá về mình thông qua những thông tin bằng lời và những thông tin không bằng lời. Sự phản hồi làm cho khu vực “chung” được mở rộng và làm cho khu vực “mù” thu hẹp đi.

Trong giao tiếp cần phải biết cách khuyến khích đối tượng chia sẻ cảm tưởng, suy nghĩ với mình để tăng thêm sự phản hồi, chứ không nên cắt ngang và lấn át ý kiến phản hồi của họ. Chẳng hạn, hai mẹ con nhà nọ đi qua cửa hàng bách hoá và em bé gái chú ý tới chiếc cặp sách trưng bày trong tủ kính. Em nói “Con thấy chiếc cặp này đẹp ghê mẹ ạ”. Bà mẹ đáng lẽ phải cảm nhận tình cảm của con mình, lại mắng luôn “Con quá lắm, mẹ vừa mới mua cho con một chiếc nhân ngày khai trương rồi còn gì, con là chúa hay vòi”. Cô bé đã rút ra được điều gì từ chuyện này? Có lẽ cô sẽ nghĩ, mình sẽ không bao giờ nói với mẹ điều gì nữa. Và nếu chuyện này tiếp tục được lặp đi lặp lại có lẽ bà mẹ chẳng bao giờ có cơ hội nhận được phản hồi từ con mình. Trong trường hợp này bà mẹ phải làm gì? Trước hết bà mẹ phải công nhận mong muốn của con mình và đáp lại bằng cách “Ừ, mẹ cũng thấy là chiếc cặp này rất đẹp và con rất thích nó phải không?” Và cô bé sẽ trả lời đồng ý ngay lập tức. Khi đó bà mẹ sẽ đưa ra một câu hỏi tiếp “N hưng tại sao con nghĩ là con sẽ không mua chiếc cặp đó?”. Cô bé sẽ hiểu ra và có lẽ sẽ nói “Bởi vì mẹ đã mua cho con một chiếc nhân ngày khai trường rồi”. Bà mẹ có thể kết thúc cuộc đàm thoại bằng một câu có hàm ý ủng hộ như “N ếu năm nay con học giỏi thì sang năm mẹ sẽ mua cho con chiếc cặp mới”. Bằng cách trao đổi như vậy, đứa bé sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của mình với mẹ những lần giao tiếp sau.

N hững tình huống như vậy cũng thường xảy ra trong giao tiếp giữa nhà quản trị với nhân viên. Có lần một nhân viên nói với sếp mình “N hững cuộc họp nhân viên vào sáng thứ hai kéo dài quá lâu, theo tôi là lãng phí thời gian”. Thay

vì ông sếp cần phải lắng nghe ý kiến của nhân viên và tìm hiểu nguyên nhân vì sao anh ta cảm thấy như thế thì lại phản ứng vội vã và gay gắt: “Ý anh định nói gì về những cuộc họp đó lãng phí thời gian? Tôi nghĩ là những cuộc họp đó rất cần thiết, chúng ta đã duy trì chúng từ lâu. Anh không cần phải bình luận gì thêm về vấn đề này, thế thôi.” Liệu nhân viên có còn muốn cung cấp cho nhà quản trị những thông tin phản hồi nữa không? Chắc chắn là không. N ếu nhà quản trị không chịu lắng nghe để có những thông tin phản hồi từ những người khác thì khu vực “mù” của mình sẽ tăng lên và cuối cùng sẽ làm giảm hiệu quả trong hoạt động.

Sự cởi mở. Là xu hướng mà trong đó chúng ta sẵn sàng chia sẻ những suy

nghĩ, những tình cảm, ước muốn, niềm tin và những phNm chất tâm lý khác của mình với người khác. Cởi mở là tự vén bức màn bí Nn của thế giới tâm hồn mình làm cho người khác có thể hiểu được mình. N ếu trong giao tiếp mọi người đều cởi mở với nhau thì khu vực “chung” của mỗi người sẽ được mở rộng, lấn át khu vực “riêng”, làm cho họ hiểu biết nhau nhiều hơn và xích lại gần nhau hơn.

Cởi mở là một nhu cầu. Khi bạn vui hay buồn, khi bạn có nỗi ấm ức trong lòng hay những thắc mắc nào đó, bạn tìm ngay đến người thân thiết để phân trần, chia sẻ. Một khi ai đó thân thiết tìm đến bạn để thổ lộ, tâm tình thì bạn cũng vui sướng cảm thấy mình được tin tưởng, yêu thương.

Tuy nhiên muốn cởi mở cũng không phải là đơn giản. Có thể do mặc cảm, sợ bị chê cười, sợ bị coi là dốt, là ngớ ngNn mà đôi khi người ta không dám bộc lộ cái “Tôi”, tránh né đối thoại. Họ tự che dấu mình bằng các cơ chế tự vệ, như giao tiếp sáo rỗng với mọi người, cố tỏ ra luôn luôn bận bịu… Ví dụ, khi giáo viên đặt ra cho sinh viên một câu hỏi, có người giả vờ bận đọc sách, bận ghi chép để khỏi trả lời câu hỏi của thầy. Để có thể cởi mở với nhau trong giao tiếp, mỗi chúng ta cần phải hiểu biết về mình và biết chấp nhận bản thân. Khi đã chấp nhận bản thân bạn sẽ không còn mặc cảm, không cố che dấu về mình nữa.

Hơn nữa người ta chỉ có nhu cầu thổ lộ những suy nghĩ, những tình cảm của mình với những người mà họ tin tưởng. Vì vậy để người khác cởi mở hơn trong giao tiếp chúng ta cần phải tạo dựng được niềm tin của họ vào ta.

Tóm lại, trong giao tiếp các bên tham gia phải nhận thức về nhau, nhận thức có đúng thì mới có những tình cảm đúng. Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan cũng như các yếu tố khách quan mà có khi làm cho chúng ta đánh giá sai lầm về nhau. Trong giao tiếp mỗi chung sta vừa là chủ thể nhưng cũng vừa là khách thể của quá trình nhận thức. Chúng ta không chỉ nhận thức người khác, mà còn nhận biết cả chính mình. Trong giao tiếp các bên muốn nhận thức rõ về nhau và nhận biết chính xác về bản than mình, thì cần phải có sự cởi mở và phản hồi nhất định. Muốn vậy các bên cần xây dựng được bầu không khí thoải mái, tin tưởng ở nhau.

Một phần của tài liệu Chương 1 TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP docx (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)