c. Tuyển nổi với việc dùng các chất tạo bọt (tuyển nổi hóa học)
2.5.6. Phương pháp khử trùng
Nước sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn có thể chứa khoảng 105-106 vi khuẩn trong 1ml nước. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại của chúng. Nếu xả nước thải ra nguồn cấp nước, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền bệnh sẽ rất lớn. Do vậy, cần phải có biện pháp khử trùng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Các phương pháp khử trùng nước thải phổ biến hiện nay là:
Dùng clo hơi qua thiết bị định lượng clo.
Dùng hypoclorit canxi dạng bột (Ca(ClO)2) hòa tan trong thùng dung dịch 3-5% rồi định lượng vào bể khử trùng.
Dùng ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo ozon tạo ra. Phương pháp này thì cần chi phí khá cao.
Dùng tia UV do đèn thủy ngân áp lực thấp sinh ra. Phương pháp này cũng cần phải lưu ý về tính kinh tế của nó.
Trong các phương pháp trên thì phương pháp dùng Clo hơi và các hợp chất của Clo là được sử dụng phổ biến vì chúng được ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn với giá thành chấp nhận được và hiệu quả khử trùng cao nhưng cần phải có thêm các công trình đơn vị như trạm cloratơ (khi dùng clo hơi) , trạm clorua vôi (khi dùng clorua vôi), bể trộn, bể tiếp xúc. Tuy nhiên, những năm gần đây các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo nên hạn chế dùng clo để khử trùng nước thải với lý do sau:
Lượng clo dư khoảng 0,5 mg/l trong nước thải để đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình khử trùng sẽ gây hại đến cá và các vi sinh vật nước khác.
Clo kết hợp với hydro cacbon thành các chất có hại cho môi trường sống.
Ngoài các phương pháp hóa lý nêu trên còn có các phương pháp khác như: hấp phụ, trích ly, bay hơi, trao đổi ion, tinh thể hóa, cô đặc, khử hoạt tính phóng xạ, khử màu,… Với mỗi phương pháp đều có lợi điểm và nhược điểm. Do đó, tùy theo mức độ XLNT và mức độ yêu cầu xử lý của từng ngành công nghiệp cụ thể mà ta có thể lựa chọn những phương pháp thích hợp.
CHƯƠNG 3