Bể lắng hình tròn

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện quận Tân Phú TP.HCM (Trang 31 - 34)

Trong bể lắng hình tròn nước chuyển động theo hướng bán kính (radian). Nước thải có thể đi vào buồng phân phối trung tâm, chảy đều theo hướng bán kính qua vùng lắng đi vào máng thu nước đặt theo chu vi vành ngoài của bể. Hoặc phân phối nước thải vào bể bằng máng có vách lửng đặt quanh chu vi bể, nước chuyển động qua vùng lắng theo hướng bán kính rồi vào máng thu nước đặt ở tâm bể.

Cả hai cách phân phối nước đều cho hệ quả lắng tốt như nhau, nhưng trên thực tế bể lắng có buồng phân phối trung tâm được ưa thích hơn. Ống đưa nước vào buồng phân phối trung tâm có thể đi từ dưới đáy vào hoặc từ thành bể xuyên qua vùng lắng vào. Buồng phân phối trung tâm hình tròn đường kính bằng 15 đến 20% đường kính bể lắng, chiều cao phần trụ từ 1m đến 2,5m. Máy cào cặn có 2 hoặc 4 thanh ngang gắn các tấm gạt bằng gỗ, chuyển động chậm nhờ môtơ có hợp số đặt ở trên tâm bể làm cho trục đứng của máy cào quay theo tốc độ mong muốn để các tấm gạt đưa cặn về hố thu đặt ở tâm bể. Phần

trên của máy cào gắn các thanh gạt bọt, váng nổi, dồn chúng về máng thu đặt theo hướng bán kính đáy bể. Đáy bể có độ dốc 1:12 dốc từ ngoài về hố thu cặn. Hố thu cặn có thể tích nhỏ vì cặn được lấy ra liên tục.

2.5.2. Phương pháp hóa lý

Cơ sở của phương pháp hóa lý là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và các hóa chất thêm vào. Các phương pháp hóa lý thường được sử dụng là ôxy hóa và trung hòa. Đi đôi với các phương pháp này còn kèm theo các quá trình kết tủa và nhiều hiện tượng khác.

Nói chung bản chất của quá trình XLNT bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước thải. Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học bao gồm:

2.5.2.1. Bể keo tụ, tạo bông

Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lững và các hạt keo có kích thước rất nhỏ (10-7-10-8 cm). Các chất này tồn tại ở dạng khuếch tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì ta thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.

Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)3Cl, KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O; phèn sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3 hay chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp.

Trong khi tiến hành quá trình keo tụ, tạo bông cần chú ý:  pH của nước thải.

 Bản chất của hệ keo.

 Sự có mặt của các ion trong nước.

 Thành phần của các chất hữu cơ trong nước.  Nhiệt độ.

Các phương pháp keo tụ có thể là keo tụ bằng chất điện ly, keo tụ bằng hệ keo ngược dấu. Trong quá trình XLNT bằng chất keo tụ, sau khi kết thúc giai đoạn thủy phân các chất keo tụ (phèn nhôm, phèn sắt, phèn kép), giai đoạn tiếp theo là giai đoạn hình thành bông cặn. Để cho quá trình tạo bông cặn diễn ra thuận lợi người ta xây dựng các bể phản ứng đáp ứng các chế độ khuấy trộn. Bể phản ứng theo chế độ khuấy trộn được chia làm 2 loại: thủy lực và cơ khí. Thông thường, sau khi diễn ra quá trình keo tụ tạo bông, nước thải sẽ được đưa qua bể lắng để tiến hành loại bỏ các bông cặn có kích thước lớn được hình thành.

Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu.

2.5.2.2. Bể tuyển nổi

Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các tạp chất không tan, khó lắng. Trong nhiều trường hợp, tuyển nổi còn được sử dụng để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt.

Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng được áp dụng trong trường hợp quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện. Các chất lơ lững như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước thải dưới tác dụng của các bọt khí tạo thành lớp bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu. Hiệu quả phân riêng bằng tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong bóng khí. Kích thước tối ưu của bong bóng khí là 15 - 30.10-3mm. Các phương pháp tạo bọt khí:

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện quận Tân Phú TP.HCM (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w