c. Tuyển nổi với việc dùng các chất tạo bọt (tuyển nổi hóa học)
2.5.5.2. Bể lắng hai vỏ
Bể lắng hai vỏ là một bể chứa, mặt bằng dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật, đáy hình nón hay hình chóp đa giác. Phần trên của bể có máng lắng còn phần dưới là buồng tự hoại.
Nước chuyển động qua máng lắng theo nguyên tắc bể lắng ngang. Với tốc độ nước chảy chậm và dưới tác động của trọng lượng bản thân các hạt cặn rơi lắng xuống dọc theo đáy máng. Đáy máng làm dốc, các hạt cặn theo đó chui qua khe hở xuống phần chứa cặn. Khe hở có chiều rộng 0,1 – 0,15m.
Bể lắng hai vỏ giải quyết cùng một lúc hai nhiệm vụ: lắng cặn và lên men cặn lắng. Trong những điều kiện bình thường, quá trình lên men trong bể lắng hai vỏ tách ra hơi khí có mùi atphan.
Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 60 – 120 ngày. Các chất hữu cơ được phân hủy tới 40%. Trong trường hợp đó lượng cặn giảm xuống 0,4 x 0,8 = 0,32 tổng thể tích cặn (0,8 – tính trong cặn chứa 80% chất hữu cơ).
Bể lắng hai vỏ có ưu điểm: thiết bị đơn giản, sử dụng với công suất đến 10000m3/ngày đêm. Bên cạnh những ưu điểm bể lắng hai vỏ còn có những nhược điểm:
Chiều sâu công tác (tới 11m) và thể tích phần chứu bùn lớn, không kinh tế.
Cặn lắng lên men có thể lên tới 85% làm giảm quá trình lên men. Do đó trong thực tế 2/3 thể tích chứa bùn là vô dụng.
2.5.5.3. Bể mêtan
Bể lắng hai vỏ sử dụng trên những trạm xử lý nhỏ và trung bình (Q = 1000 m3/ngày đêm). Nhược điểm chính của bể lắng hai vỏ là dung tích bùn tự hoại và chiều cao xây dựng lớn, nên không thể xây dựng ở những nơi mực nước ngầm cao và đất xấu. Mặt khác quá trình lên men của cặn diễn ra trong điều kiện tự nhiên, nên chậm chạp và không kiểm tra điều chỉnh được. Vì vậy trong nhiều trường hợp cần thiết phải xây dựng bể mêtan.
Bể mêtan là kết quả của quá trình phát triển các công trình xử lý cặn. Đó là công trình thường có mặt bằng hình tròn hay hình chữ nhật, đáy hình nón hay hình chóp đa giác và có nắp đậy kín. Ơû trên cùng của nắp đậy làm chóp mũ để thu hơi khí.
Cặn trong bể mêtan được khuấy trộn đều và sấy nóng nhờ thiết bị đặc biệt. Bể mêtan thường phủ kín bằng đắp đất xung quanh, phần máy che có bố
trí lớp cách khí và nhiệt gồm: 4 – 5 lớp peclrinila và trên các lớp đó miết vữa xi măng. Trên cùng của trần vòm được đắp 3 lớp phủ mềm.
Khi xả cặn lên men, mực bùn trong bể mêtan hạ xuống, do đó áp suất trên mặt thoáng giảm xuống và có thể tạo nên chân không. Do đó có thể gây nên hiện tượng hút không khí vào bể tạo với các khí CH4 thành một hỗn hợp dễ gây nổ. Vì vậy cần thiết phải điều chỉnh áp lực của khí đốt ở mức 0,1 – 0,2 m cột nước.
Bể mêtan xây dựng xa các công trình khác ở trên trạm xử lý một khoảng cách không ít hơn 40m.