Thiết kế các giao diện vào/ra

Một phần của tài liệu Tin học hoá công tác quản lý tiền gửi tiết kiệm cho các Ngân hàng thương mại quốc doanh và hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Trang 89 - 94)

IV. Thiết kế chương trình 1 Yêu cầu với hệ thống mới.

3. Thiết kế các giao diện vào/ra

3.1. Hệ thống thực đơn.

Thực đơn này bao gồm những phần sau: Hệ thống, Giao dịch, Thông tin chung, Thông tin về bàn gửi, Thông tin chung, In báo cáo, sao kê.

3.1.2. Thực đơn hệ thống.

Thực đơn này chứa các mục chọn sau đây:

Vào hệ thống: Chức năng này cho phép người sử dụng có thể vào lại hệ

thống, vì vậy người sử dụng có thể vào hệ thống với các Username và Password khác nhau.

Sao lưu dữ liệu, phục hồi dữ liệu: Chức năng này cho phép Admin sao lưu và

phục hồi dữ liệu cho hệ thống. Người sử dụng không có quyền sử dụng(thực đơn này sẽ bị mờ với người sử dụng).

Thay đổi mật khẩu người sử dụng: Cho phép người sử dụng hiện thời thay

đổi mật khẩu.

Cài đặt thêm bàn gửi tiết kiệm, Thay đổi quyền người sử dụng, Nhập thêm người sử dụng, Nhập thêm loại gửi, Thay đổi lãi suất, nhập thêm tiền sử dụng, Thay đổi tỉ giá ngoại tệ: Có tác dụng cho phép Admin thay đổi các thông số như trên.

Người sử dụng không có quyền sử dụng(thực đơn này sẽ bị mờ với người sử dụng).

Thoát khỏi hệ thống: Cho phép người sử dụng thoát khỏi hệ thống. 3.1.3. Thực đơn giao dịch.

Thực đơn này chứa các mục chọn sau:

Công việc đầu ngày : Vào đầu ngày mới người sử dụng phải chọn mục này

để tạo hồ sơ ngày mới và tính lãi cho các sổ tiết kiệm không kỳ hạn và tính lãi cho các sổ tiết kiệm đã đến hạn.

Gửi có kỳ hạn, Gửi không kỳ hạn ( trong mục này có thêm thực đơn gửi mới và gửi thêm), Rút tiết kiệm( mục này có thêm thực đơn rút không kỳ hạn và rút có kỳ hạn : Vào trong ngày khi khách hàng đến giao dịch người sử dụng chọn mục này

Công việc cuối ngày (mục này có thực đơn chuyển sổ đến hạn ): Vào cuối ngày người sử dụng phải chọn mục này để chuyển gốc vào lãi cho những sổ đến hạn mà khách hàng không đến rút và cho các sổ không kỳ hạn nếu là ngày 1/1.

3.1.4. Thực đơn thông tin chung.

Thực đơn này chứa các mục chọn sau:

Giới thiệu chương trình, Tình trạng hệ thống : Có tác dụng giới thiệu chương

trình và tình trạng hệ thống đang sử dụng.

Các thực đơn còn lại có tác dụng cho phép người dùng truy cập các thông tin

cần thiết để họ có thể truy cập thêm thông tin cần thiết những thông tin này chỉ có phòng kế toán mới được biết, còn với những người sử dụng thuộc bàn gửi, mục chọn này bị mờ đi.

3.1.5. Thực đơn thông tin về bàn gửi.

Thực đơn này cho phép bàn gửi có thể xem được thông tin cụ thể về tình trạng bàn gửi hiện thời.

3.1.6. Thực đơn in báo cáo, sao kê.

Thực đơn này chứa các chức năng tạo báo cáo, sao kê của cả bàn huy động vốn và phòng kế toán.

Chức năng lập báo cáo tình hình huy động vốn được dùng chu cho cả bàn gửi lẫn phòng kế toán vì chúng có cùng mẫu, chỉ khác nguồn dữliệu và cách tổng hợp.

Bốn loại sao kê chi tiết chỉ có tác dụng cho bàn gửi còn phòng kế toán không có tác dụng, ba loại sao kê danh sách chỉ có tác dụng phòng kế toán còn không có tác dụng với bàn gửi.

Một phần của tài liệu Tin học hoá công tác quản lý tiền gửi tiết kiệm cho các Ngân hàng thương mại quốc doanh và hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w