V. Một số phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của dự án phát triển một HTTTQL.
2. 4 Thiết lập cơ sở dữliệu chỉ chứa một bảng.
Phiên dịch mô hình dữ liệu một thực thể thành cơ sở dữ liệu một bảng. - Mỗi thực thể trở thành một bảng - Mỗi thuộc tính trở thành một cột TÊN THỰC THỂ YẾU TỐ PHÂN BIỆT (KHOÁ) - THUỘC TÍNH KHÁC
- Tên thực thể trở thành tên bảng
- Dùng yếu tố phân biệt làm khoá chính - Quy tắc kiện toàn thực thể:
Mỗi dòng trong bảng phải có một giá trị không rỗng của cột khoá chính để xác định các thể xuất hiện ở dòng đó một cách duy nhất.
2.5. Mối quan hệ giữa các bảng.
2.5.1. Mối quan hệ một - một
Giả sử cơ sở dữ liệu có hai thực thể A và B được ghi nhận bằng hai bảng dữ liệu A và B, ta nói rằng có một mối quan hệ một - một giữa hai thực thể A, B hay hai bảng A, B nếu mỗi dòng của A tương ứng với một dòng của B và ngược lại mỗi dòng của bảng B tương ứng với một dòng của bảng A. Việc sát nhập hai bảng A, B lại vẫn có thể dễ dàng. Mối quan hệ này xuất hiện khi tách một bảng rất nhiều cột thành hai bảng cho đỡ cồng kềnh, quy mô nhỏ hơn.
2.5.2. Mối quan hệ một - nhiều
2.5.2.1. Mô hình với mối quan hệ một - nhiều
Ta nói rằng có một mối quan hệ một – nhiều (one to many) giữa hai thực thể hay hai bảng A, B nếu mỗi dòng trong bảng A tương ứng (có liên quan ) với nhiều dòng trong bảng B nhưng ngược lại mỗi dòng trong bảng B chỉ tương ứng với một dòng trong bảng A. Bảng A ở phía một gọi là “bảng chủ” bảng B ở phía nhiều gọi là “bảng kết” hay “bảng quan hệ.
Mô hình quan hệ sau mô tả mối quan hệ một – nhiều giữa 2 bảng thuộc cơ sở dữ liệu tiết kiệm :
KY_HAN * Ky_han Mo_ta ... SO_TKIEM * So_so Ky_han ...
Trong mô hình dữ liệu với mối quan hệ một- nhiều được minh hoạ bằng một đường nối hai thực thể với nhau có hình chân quạ ở phía nhiều. Mở rộng ra: Trong thực tế, mối quan hệ một – nhiều thường xuyên xuất hiện, đôi khi thể hiện theo cấu trúc thứ bậc hình cây.
Mô hình quan hệ sau mô tả mối quan hệ một – nhiều giữa 2 bảng thuộc cơ sở dữ liệu tiết kiệm :
2.5.2.2. Tạo lập cơ sở dữ liệu với mối quan hệ một - nhiều
Các quy tắc phiên dịch mô hình dữ liệu với mối quan hệ một – nhiều thành cơ sở dữ liệu giống mối quan hệ một – một nhưng chỉ có khác là đưa khoá chính thuộc phía một vào phía nhiều thành khoá ngoại lai. Yêu cầu về tính vẹn toàn trong quan hệ: mỗi giá trị của khoá ngoại lai trong bảng phía nhiều đều phải trùng với một giá trị duy nhất của khoá chính trong bảng phía một.
2.5.3. Mối quan hệ nhiều - nhiều
2.5.3.1. Mô hình với mối quan hệ nhiều - nhiều
Ta nói rằng có một mối quan hệ nhiều – nhiều giữa hai thực thể hay hai bảng A và B nếu mỗi dòng trong bảng A tương ứng ( có liên quan ) với nhiều dòng trong bảng B và ngược lại mỗi dòng trong bảng B có liên quan với nhiều dòng trong bảng A.
Khi có mối quan hệ nhiều – nhiều ta cần tạo ra một thực thể thứ ba gọi là thực thể giao để liên kết hai thực thể kia qua hai mối quan hệ một – nhiều
2.5.3.2. Tạo lập cơ sở dữ liệu với mối quan hệ nhiều - nhiều
Quy tắc phiên dịch mô hình dữ liệu với mối quan hệ nhiều – nhiều thành cơ sở dữ liệu giống mô hình một- nhiều, riêng hai mối quan hệ một - nhiều thì bảng phía
KY_HA N * Ky_han Mo_ta SO_TKIE M * So_so Ky_han LOAI_PS Loai_ps So_so ...….
nhiều được thêm hai cột: một để chứa khoá ngoại lai trùng với khoá chính ở bảng thuộc phía một, cột còn lại để chứa khoá ngoại lai ở bảng phía một còn lại.