c. Phương thức tổ chức thu gom
5.1 Các công cụ hổ trợ 1 Công cụ pháp lý
5.1.1 Công cụ pháp lý
Công cụ pháp lý cần được vận dụng tối đa để điều chỉnh các lệch lạc vốn đã tồn tại khá lâu trong xã hội. Luật pháp phải tham gia vào mọi quá trình trong quản lý và xử lý rác không chỉ hôm nay mà cả tương lai. Sử dụng pháp luật để uốn nắn những hành vi sai trái để bảo vệ tốt nhất vấn đề môi trường – môi sinh và thông qua pháp luật hình thành dần ý thức tự nguyện, tự giác.
Pháp luật phải sử dụng đúng ba yếu tố: - Nghiêm(khi thực hiện)
- Đúng và đủ(khi vận dụng) - Lâu dài(về mặt thói quen)
Môi trường ở các hộ dân là vấn đề nóng bỏng và bức xúc đòi hỏi chúng ta phải có thời gian, kinh phí, nhân lực…. để nghiên cứu vạch định tìm biện pháp giải quyết. Chúng ta có thể áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước đưa ra vào công tác quản lý rác hiện nay.
Một số văn bản về pháp luật liên quan đến việc quản lý rác thải như sau:
Quy chế quản lý chất thải rắn của UBND Tỉnh nêu rõ:
Điều 1: Đối với rác sinh hoạt: được thải ra từ các sinh hoạt hàng ngày như ăn, ở, làm việc, buôn bán.
- Đối với rác xây dựng: được thải trong quá trình xây dựng, phá dỡ cải tạo các công trình như xà bần, đất cặn, bùn cống, nhánh cây.
- Đối với rác y tế: được thải ra trong quá trình chữa bệnh như bông, băng, kim chích, bộ phận người bệnh bị cắt bỏ…
Điều 2: Phí vệ sinh là khoảng đóng góp bắt buộc, mọi cá nhân và các tổ chức trên địa bàn Huyện đều phải có nghĩa vụ nộp tiền lấy rác theo phương thức căn cứ vào hợp đồng thực hiện dịch vụ lấy rác do ngành vệ sinh( kể cả rác dân lập) ký trực tiếp với mỗi hộ dân, đại diện tập thể đơn vị ……
Điều 3: Mọi cá nhân, tổ chức( kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài) đang sinh sống, hoạt động trên địa bàn Huyện đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định trong qui chế này.
( Trích qui chế quản lý chất thải rắn)
- Tại điều 7 điểm C trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chánh Nghị định 49/CP ban hành ngày 15 tháng 8 năm 1996 của chính phủ:
“ Cấm vứt rác, xác động vật, chất thải, hoặc bất cứ vật gì gây ô nhiễm ra nơi công cộng hay vào chỗ có vòi nước giếng, nước ăn, ao đầm,hồ mà thường ngày người dân sử dụng trong sinh hoạt đều được sử lý theo pháp luật”
- Điều 27 Nghị Định 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường qui định:
1. Mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng có các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí cần xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường khí thải ra ngoài cơ sở mình, công nghệ xử lý các loại chất trên phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xét duỵêt.
2. Chất thải sinh hoạt tại các thành phố, đô thị, khu công nghiệp cần phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo qui chế xử lý rác thải.
3. Chất thải có chứa vi sinh vật, vi trùng gây bệnh cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào các khu chứa chất thải công cộng theo qui định hiện hàn.
4. Chất thải chứa các loại hóa chất độc hại, khó phân hủy phải được xử lý theo công nghệ riêng, không được thải vào các khu chứa chất thải sinh hoạt.
QĐ 126/2004/CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng – quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà:
Điều 33: Xử phạt tổ chức, cá nhân có vi phạm về thu gom, vận chuyển và đổ rác thải:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đổ rác không đúng nơi qui định .
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển rác không đúng nơi qui định.
3. Ngoài các hình thức xử phạt qui định tại khoản 1 và khoản. Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình do vi phạm hành chính gây ra. b) Buộc thực hiện đúng qui định về an toàn, bảo vệ môi trường.
QĐ 5424 của Huyện về việc đưa hoạt động “ làm rác dân lập” vào thực hiện theo qui chế thống nhất chung cho toàn Tỉnh. Như vậy nhờ công cụ pháp lý ta có thể quản lý rác từ các nguồn phát sinh.