4.1.1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 4.1.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Trong các quá trình sinh học cũng như sản xuất thì chỉ một phần nguyên nhiên liệu chuyển thành năng lượng, còn lại sẽ trở thành phụ phẩm hoặc là chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường.Do đó, chất thải luôn được sinh ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.Như vậy rác thải xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau
nhưng chung quy vẫn do hoạt động của con người mà có tùy theo mức độ tác động, mục đích sử dụng mà con người tạo ra nhiều loại rác thải có tính chất độc hại khác nhau,đồng thời cũng chính con người phải tìm ra biện pháp khống chế mức nguy hại tối thiểu do ảnh hưởng của rác tới môi trường mà con người sống. Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt Huyện Tư Nghĩa gồm:
- Hộ gia đình
- Chợ, siêu thị,khu thương mại-dịch vụ - Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp - Cơ quan,trường học
- Đường phố
- Bệnh viện,trung tâm y tế - Công trình xây dựng.
Bảng 13. Nguồn phát sinh các dạng chất thải
STT Nguồn thải Hoạt động nơi có rác phát
sinh
Dạng chất thải
1 Chất thải sinh hoạt Các khu dân cư, căn hộ gia đình….. Thực phẩm, rác rưởi, tro, các chất thải đặc trưng khác… 2 Chất thải khu thương mại Các chợ, nhà hàng, khách sạn, thương xá. Thực phẩm, rác rưởi, tro, các chất thải đặc trưng khác…
3 Chất thải khu công sở
Các cơ quan, văn phòng, trường học, cửa hàng tạp hóa Thực phẩm, rác rưởi, tro, các chất thải đặc trưng khác… 4 Chất thải quét đường Đường phố Lá cây, thực phẩm, xác động vật, phân người…
vườn
6 Chất thải xây dựng Khu dân cư qui hoạch xây dựng, các khu xây dựng mới Cát, đá, gạch, xà bần, gỗ, bao bì và plastic, hóa chất, sắt…… 7 Chất thải Nông Nghiệp Các chất từ quá trình chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, thuốc trừ sâu….
Phân và rác từ các chuồng nuôi gia súc, thức ăn thừa, bao bì trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón….
8 Chất thải bệnh viện
Bệnh viện, trung tâm y tế, nhà hộ sinh, dưỡng đường….
Bông băng, cao su, kim tiêm, bệnh phẩm….
(Nguồn: Sinh viên thực hiện )