Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ tại SGDI-NHCTVN

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I-NHCTVN (Trang 67 - 70)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THẺ TẠI SGDI NHCTVN

2.1.Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ tại SGDI-NHCTVN

2. Những khó khăn và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh thẻ tại SGDI-NHCTVN trong thời gian qua

2.1.Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ tại SGDI-NHCTVN

vẫn còn tồn tại những khó khăn và hạn chế sau.

2. Những khó khăn và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh thẻ tại SGDI-NHCTVN trong thời gian qua doanh thẻ tại SGDI-NHCTVN trong thời gian qua

2.1. Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ tại SGDI-NHCTVN SGDI-NHCTVN

• Việt nam chưa có một hành lang pháp lý đồng bộ và ổn định về phát

hành và sử dụng thẻ.

Sự ra đời của Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành theo Quyết định 371/1999/ NHNN đã đặt nền móng về pháp lý cho sự phát triển của thanh toán thẻ tại Việt nam. Tuy vậy, quy chế này quá chặt chẽ đối với hoạt động của các ngân hàng, thủ tục yêu cầu mà NHNN đề ra cho các NHTM còn có phần phiền hà và không hợp lý. Bên cạnh đó, vẫn chưa có một văn bản nào khác có tính chất pháp lý cao trong việc xử lý các tranh chấp, vi phạm trong phát hành và thanh toán thẻ tại Việt nam. Phần lớn các ngân hàng tự giải quyết với nhau khi có tranh chấp hoặc phải thông qua tổ chức thẻ quốc tế. Ngoài ra, do chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể nên vẫn còn nảy sinh những bất cập giữa quy định hiện hành về chế độ quản lý ngoại hối, tín dụng... với các phương thức phát hành và thanh toán thẻ, gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ quốc tế. Ví dụ, các giao dịch ngoài hệ thống ngân hàng Việt nam đều được hạch toán bằng đồng USD, thậm chí có hai chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Hong Kong Bank và ANZ cho khách hàng rút tiền bằng USD qua ATM, trong khi các NHTM Việt nam trong đó có NHCTVN không được thực hiện. Hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng của SGDI-NHCTVN.

• Các yếu tố xã hội và thói quen dùng tiền mặt của dân cư còn lớn.

Theo số liệu thống kê hiện nay, khoảng 75 % dân số nước ta sống ở vùng nông thôn và lao động trong các ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế đã kéo theo số lượng lao động giảm đi từ các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tuy vậy, con số này vẫn còn ở mức cao và tốc độ giảm rất chậm. Thu nhập của người dân tuy có tăng nhưng còn ở mức thấp trong khu vực, trung bình 270 USD/ năm, vì vậy mọi khoản thu nhập được dành cho tiêu dùng cá nhân là chính, chi tiêu thường là các khoản nhỏ lẻ, không có tích luỹ hoặc nếu có thì hciếm một tỷ trọng rất nhỏ. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai đoạn 1996- 2002 là 6.45%.

Theo nhận xét đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài, Việt nam là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt, dù đến bất cứ một ngân hàng nào trong nước, các hoạt động giao dịch bằng tiền mặt vẫn chiếm một diện tích lớn trụ sở của mỗi ngân hàng cũng như thu hút một số lượng lớn các nhân viên giao dịch. Toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nước hiện nay có khoảng hơn 60.000 người thì 13% số đó làm các công việc liên quan đến tiền mặt như in tiền, huỷ tiền, phân loại tiền, đếm tiền, vận chuyển tiền... Theo tính toán của một chuyên gia ngân hàng, tình trạng sử dụng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang làm cho hcúng ta mỗi năm mất đi tới khoảng 1 tỷ USD. So với các nước trong khu vực, thanh toán qua ngân hàng tại Việt nam vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất thấp ( 40%).

Hầu hết người việt nam đều dùng tiền mặt vào mọi khoản chi tiêu hàng ngày và chưa có một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt nào có thể thâm nhập thực sự vào đời sống dân cư. Kiến thức về thẻ thanh toán trong công chúng còn ở mức độ thấp, nhiều người quan niệm rằng thẻ chỉ dành cho những đối tượng giàu có trong xã hội. Hơn nữa mọi khoản thu nhập cá nhân đều được trả bằng tiền mặt, việc mở tài khoản cá nhân cũng như thu nhập cá nhân phản ánh trên tài khoản. Hiện tại, ngân hàng khó có thể xác định được tương đối số thu nhập thực tế của khách hàng xin phát hành thẻ mà chủ yếu vẫn căn cứ vào khai báo của khách hàng cũng như những đảm bảo . Đây là một khó khăn cho Ngân hàng trong việc trong việc quyết định phát hành thẻ cho khách hàng cũng như việc thu nợ từ khách hàng.

Trước đây khi bắt đầu tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thẻ thì NHCTVN cũng như SGDI-NHCTVN đã gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt từ phía VCB, ANZ, ACB... trong đó, VCB là một NHTM quốc doanh lớn và uy tín vào bậc nhất ở Việt nam hiện nay. Những năm tiếp theo, trên thị trường thẻ Việt nam ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ với nhiều lợi thế về kỹ thuật, kinh nghiệm và quan hệ với khách hàng gây nên sự chia sẻ thị phần. Hơn nữa, với sự góp mặt của nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài, họ có lợi thế hơn hẳn SGDI-NHCTVN về vốn đầu tư, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, hoạt động Marketing thu hút khách hàng, lại có sự hậu thuẫn từ phía các ngân hàng mẹ ở các nước phát triển với mạng lưới chi nhánh rộng khắp ở nhiều nướ khác nhau trên thế giới và đây là một khó khăn mang tính khách quan mà NHCTVN không thể khắc phục ngay được. Vì đi sau một số ngân hàng trên nên NHCTVN luôn chịu áp lực cạnh tranh gay gắt cả về quy mô, chất lượng của sản phẩm thẻ. Do vậy để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường, NHCTVN cũng như SGDI-NHCTVN phải không ngừng đầu tư vào công nghệ, trình độ chuyên môn và đặc biệt là giảm được phí giao dịch mà vẫn đem lại cho khách hàng những tiện ích vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

• Hoạt động thương mại Việt –Mỹ và khu vực mậu dịch tự do AFTA-

thách thức to lớn đối với các NHTM Việt nam.

Hiệp định thương mại VIệt- Mỹ đã được ký kết, cùng với việc Việt nam gia nhập vào khu mậu dịch tự do ASEAN vào năm nay là một thắng lợi to lớn của đường lối mở cửa và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ thì các doanh nghiệp Việt nam nói chung và các NHTM nói riêng cũng đang đứng trước những thách thức to lớn. Các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian bởi lẽ những ưu đãi của Nhà nước về vốn, về thị phần và những bảo hộ của Nhà nước bằng các biện pháp phi thuế quan sẽ bị loại bỏ dần theo lộ trình của hiệp định cũng như khi tham gia AFTA. Đối với các NHTM Việt nam, áp lực cạnh tranh từ phía các định chế tài chính và ngân hàng nước ngoài là rất lớn, nhất là khi tính phối hợp cộng đồng trong hoạt động ngân hàng của ta chưa cao và họ có ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm hạt động

mạng lưới chi nhánh rộng khắp...Các ngân hàng Việt nam đang đứng trước nguy cơ mất cán bộ giỏi, chất xám bị chảy đi nơi khác trong các lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, trình độ giao tiếp quốc tế và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng còn yếu kém cũng là một khó khăn trong tiến trình hội nhập.

Theo điều khoản của hiệp định thương mại Việt –Mỹ thì sau 8 năm, các định chế tài chính có vốn đầu tư Hoa Kỳ được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia. Lộ trình cho phép phát hành thẻ như vậy là chặt chẽ, tuy nhiên phía Mỹ sẽ có thể thâu tóm thị phần thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa, Mastercard, Amex không mấy khó khăn trong giai đoạn tới. Đây là

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I-NHCTVN (Trang 67 - 70)