Những thuận lợ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I-NHCTVN (Trang 59 - 65)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THẺ TẠI SGDI NHCTVN

1.1.Những thuận lợ

1. Những thuận lợi và nỗ lực của SGDI-NHCTVN trong hoạt động kinh doanh thẻ

1.1.Những thuận lợ

NHCTVN là một trong những Ngân hàng thương mại quốc doanh

lớn nhất của Việt nam, có nhiều kinh nghiệm, uy tín trong ngành ngân hàng.

NHCT được thành lập năm 1988, và được nhà nước xếp hạng là một trong 23 Doanh nghiệp đặc biệt với 106 chi nhánh, 143 phòng giao dịch, 358 quỹ tiết kiệm ở hầu hết các tỉnh và Thành phố trong cả nước và đặc biệt NHCTVN có một đội ngũ CBCNVN đông đảo. Đây là một thuận lợi có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Ngân hàng trong tương lai.

Hơn nữa, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, NHCTVN không ngừng xây dựng hệ thống cung cấp sản phẩm dịch vụ đầu tiên trong hệ thống Ngân hàng Việt nam, cụ thể như:

* Sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu:

Hệ thống thanh toán bằng máy tính và thiết bị thông tin đầu tiên ở Việt nam- 1992.

Hệ thống gửi tài khoản một nơi lấy ra ở nhiều nơi đầu tiên của các ngân hàng Việt nam-1994.

Hệ thống máy chủ Mini song hành đầu tiên được sử dụng trong hệ thống ngân hàng Việt nam-1994.

Hệ thống mạng WAN-UNIX-ORACLE toàn quốc đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt nam-1995.

Mạng lưới thanh toán quốc tế lớn nhất ở Việt nam được triển khai đồng loạt ở 64 chi nhánh vào ngày khai trương hệ thống Swift ngày 06/03/1995.

Hệ thống thanh toán điện tử và cơ sở dữ liệu tập trung tại TW đầu tiên của Việt nam được triển khai đồng thời cho toàn hệ thống NHCTVN vào ngày 01/07/1996.

Hệ thống thanh toán thu chi hộ tập trung tại trung ương bằng máy tính đầu tiên với NHNN, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Kho bạc Nhà nước Việt nam 1996 – 1998, các Ngân hàng nước ngoài Citibank, Deuschbank 1998, 1999.

Hệ thống kế toán giao dịch - tài khoản đã được ứng dụng bởi kỹ thuật máy tính và triển khai thống nhất cho tất cả chi nhánh từ 1992.

* Quan hệ hợp tác:

Quan hệ hợp tác nghiệp vụ với: + NHNN Việt nam.

+ Các cơ quan nghiên cứu thuộc các bộ.

+ Các NHTM trong và ngoài nước, Kho bạc Nhà nước Việt nam. + Các trường đại học kinh tế – kỹ thuật.

+ Các Công ty tin học – viễn thông – tư vấn trong và ngoài nước. + Các tổ chức quốc tế khác.

Ngoài ra, NHCTVN là một trong những sáng lập viên và Đại cổ đông của INDOVINABANK- Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt nam- Sài gòn Công thương Ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính quốc tế VILC- Công ty cho thuê tài chính liên doanh tại Việt nam. Cho đến nay NHCT Việt nam là thành viên chính thức của:

+ Hiệp hội ngân hàng Việt nam.

+ Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (Swift). + Tổ chức thẻ quốc tế Visa.

Cho đến thời điểm này, NHCTVN có quan hệ đại lý với 450 ngân hàng tại 50 nước và khu vực trong suốt quá trình hoạt động NHCTVN luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, tổng nguồn vốn huy động của NHCTVN luôn đứng đầu trong toàn hệ thồng ngân hàng Việt nam, chiếm thị phần khoảng 25 % tổng dư nợ cho vay và đầu tư của NHCTVN tăng trưởng mạnh qua các năm, chiếm gần 20 % thị phần tín dụng phục vụ nền kinh tế.

Hơn nữa, NHCTVN có một trung tâm thẻ hoạt động độc lập. Mặc dù triển khai dịch vụ thẻ sau một số ngân hàng như ANZ, VCB, ACB...nhưng NHCTVN đã thành lập trung tâm thẻ riêng của mình, trong khi đó ngân hàng VCB cũng mới chỉ có phòng quản lý thẻ Vietcombank. Việc có một trung tâm thẻ độc lập là ưu thế lớn của NHCTVN so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Vì đi sau nên có lợi thế hơn là rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng khác. Từ đó, NHCTVN luôn tìm những biện pháp để khắc phục những hạn chế đồng thời phát huy những mặt tích cực từ phía các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh thẻ của mình.

Có thể nói trên đây là những nền tảng, điều kiện hỗ trợ cho kế hoạch triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng đồng thời giúp cho ngân hàng bớt được chi phí khi tham gia vào lĩnh vực thanh toán thẻ.

Là một chi nhánh đứng đầu trong hệ thống NHCTVN, SGDI-NHCTVN luôn là đầu mối để triển khai các dịch vụ, sản phẩm mới của NHCTVN vì thế với những thuận lợi trên đã tạo nên những yếu tố cơ bản và cần thiết để SGDI- NHCTVN thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực thẻ ngân hàng, tạo cho Ngân hàng một ưu thế lớn trên thị trường thẻ Việt nam.

Công nghệ thông tin liên lạc ở Việt nam trong những năm gần đây

đạt được những bước phát triển vượt bậc.

Công nghệ thông tin điện tử và hệ thống thông tin liên lạc trên thế giới cũng như ở Việt nam đang đạt được những bước phát triển vượt bậc: Như ta đã

biết, thẻ ra đời trên cơ sở những thành tựu của công nghệ thông tin. Thẻ ngân hàng là sản phẩm kết hợp giữa công nghệ ngân hàng và công nghệ điện tử. Chính những ứng dụng của công nghệ tin học đã tạo nên những tiện ích của thẻ. Các tiện ích của thẻ luôn tăng lên cùng sự phát triển của hệ thống thông tin. Có thể nói hệ thống thông tin liên lạc là xương sống của hệ thống thanh toán.Việc thanh toán không thể điễn ra suôn sẻ nếu không có sự trợ giúp của hệ thống thông tin liên lạc. Ngày nay, tốc đọ phát triển của tin học trên thế giới được ví như vũ bão và ở Việt nam, công nghệ thông tin là một nghành đang có những tiến bộ vượt bậc. Những bước phát triển vượt bậc trong công nghệ thông tin là một thuận lợi cho các ngân hàng nói chung và SGDI-NHCTVN nói riêng trong hoạt động kinh doanh thẻ. Ngân hàng có thể áp dụng những thành tựu trên thế giới cũng như những phần mềm và đội ngũ nhân lực trong nước để đáp ứng những đòi hỏi về mặt tin học trong công nghệ thẻ. Đây là một yếu tố quan trọng giúp ngân hàng phát triển tốt công tác phát hành và thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, NHCTVN là một trong những ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại đứng đầu trong hệ thống NHTMQD, luôn đổi mới, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong thanh toán cũng là một lợi thế trong kinh doanh thẻ của SGDI-NHCTVN.

• Thương mại điện tử tại Việt nam đang có những bước tiến mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong số những mô hình ứng dụng của thương mại trên internet, mô hình kinh doanh bán hàng trên mạng của các doanh nghiệp cho người tiêu dùng là phổ biến nhất mà người ta quen gọi là thương mại điện tử (E- commerce) . Nhưng để hoàn thành giao dịch mua bán hàng qua mạng, hiện nay hầu hết các địa chỉ bán hàng đều yêu cầu khách hàng phải có thẻ tín dụng quốc tế để thực hiện thanh toán. Có thể nói, thẻ tín dụng là một trong những loại hình cho phép khai thác hết mọi yêu điểm của thương mại điện tử (TMĐT).

Internet được phổ biến tại Việt nam từ năm1997, và cho đến nay đã phát triển rất mạnh mẽ. Bên cạnh việc phục vụ tra cứu thông tin và gửi thư điện tử, TMĐT cũng là một tiện ích mà Internet cung cấp cho những người sử dụng nó. Theo thồng kê của những Ngân hàng thanh toán thẻ tại Việt nam, doanh số mua

bán hàng qua mạng của người tiêu dùng ở Việt nam đã đạt hơn 400.000 USD trong năm 1999 và đạt khoảng 300.000 USD trong năm tháng đầu năm 2000, doanh số thanh toán đạt mức tăng trưởng khoảng 50%/ năm. Triển khai việc thanh toán thẻ cho các giao dịch điện tử sẽ mang lại nguồn thu đáng kể không chỉ cho các Doanh nghiệp mà còn cho các Ngân hàng. Theo tính toán của VDC – nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất ở Việt nam, trong thời gian tới riêng doanh số thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ qua Internet sẽ vào khoảng 50 tỷ VNĐ/năm. Hiện any đã có một số đơn vị cung ứng dịch vụ Internet phối hợp với các ngân hàng đi những bước đi đầu tiên để triển khai thanh toán thẻ và phổ biến TMĐT tại Việt nam. Có thể nói, triển vọng phát triển TMĐT trong thời gian tới là rất cao, nhất là khi Chính phủ Việt nam đã ký hiệp định chung về ASEAN điện tử vào ngày 24/11/2000. Đây không chỉ là thuận lợi mà còn là một cơ hội cho SGDI-NHCTVN đẩy mạnh hoạt động phát hành và thanh toán thẻ qua mạng để chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này.

• Nhu cầu du học nước ngoài cũng như du lịch nước ngoài của người

Việt nam gia tăng.

Trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, kinh tế phát triển đã kéo theo thu nhập của người dân Việt nam cũng được nâng cao, góp phần ổn định đời sống. Bên cạnh đó, sự kiện các nước ASEAN phối hợp với nhau trong việc giảm giá vé và thủ tục để thăm quan, đi lại trong khu vực, cùng với nhu cầu du lịch nước ngoài của người dân Việt nam có xu hướng gia tăng, đã mạng lại kết quả là nhu cầu về thẻ cũng được tăng lên về tiện lợi, an toàn của nó trong quá trình sử dụng.

Hiện nay du học nước ngoài không phải là vấn đề quá khó khăn cho các gia đình VN nữa, khả năng chu cấp học phí và sinh hoạt phí cho con em mình đi du học của một số gia đình khá giả là điều có thể thực hiện. Như vậy, sự phát triển của thị trường du học nước ngoài cũng góp phần nâng cao nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của người Việt nam. Đây là những nhóm khách hàng có tiềm năng và cũng là cơ hội đòi hỏi NHCTVN cũng như SGDI-NHCTVN phải những giải pháp và chiến lược trong hoạt động kinh doanh thẻ để thu hút nhóm khách hàng này.

• Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và khu vực mậu dịch tự do AFTA

– thời cơ mới cho các NHTM Việt nam:

Hiệp định giữa Việt nam và Hoa kỳ về quan hệ thương mại được đại diện của hai Chính phủ ký kết tại Washington ngày 13/7/2000, đã được các cơ quan thẩm quyền lập pháp của Mỹ và Việt nam chính thức phê chuẩn. Với hiệp định trên, cùng với sự tham gia của Việt nam vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt nam nói chung và của SGDI- NHCTVN nói riêng gặp rất nhiều thuận lợi. Trước hết, phải kể đến những thuận lợi mạng tính vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế Việt nam trên con đường phát triển như:

Tăng khả năng xuất khẩu và mở rộng thị trường. Tăng tiếp nhận vốn đầu tư.

Tăng khả năng tiếp nhận công nghệ nguồn hiện đại. Tăng khả năng sử dụng lao động và đào tạo nhân lực. Thuận lợi cho việc tham gia WTO và hội nhập kinh tế...

Hơn nữa, khi tiến hành hội nhập, các chủ trương chính sách trong lĩnh vực tài chính- Ngân hàng sẽ ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập, với tập quán và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó sự cọ xát hàng ngày với các định chế tín dụng- Ngân hàng nước ngoài ngay tại thương trường Việt nam sẽ tạo cho các NHTM nước ta, nhất là đội ngũ lãnh đạo có thêm sự tự tin, kinh nghiệm và bản lĩnh thương trường.

Ở lĩnh vực kinh doanh thẻ, trước mắt, phía Mỹ chưa triển khai hoạt động có tính chất chiếm lĩnh thị trường Việt nam mà chỉ đặt cơ sở thăm dò là chính. Theo điều khoản trong hiệp định chi nhánh ngân hàng hoa kỳ không được đặt các máy rút tiền tự động tại các địa điểm ngoài văn phòng của họ cho tới khi các NHTM Việt nam được phép làm như vậy và chi nhánh ngân hàng Hoa kỳ không được lập các điểm giao dịch phụ thuộc do đó, giai đoạn trước mắt sẽ là thời gian tranh thủ quý báu của các NHTM nói chung và bản thân SGDI-NHCTVN nói riêng trong việc nâng cao hiệu quả khai thác dịch vụ thẻ của mình.

toán với các nước trong khu vực, đặc biệt là những Ngân hàng giàu kinh nghiệm và uy tín, cũng mở ra cho SGDI-NHCTVN nhiều cơ hội mới trong việc triển khai thị trường thẻ. Như đã nói ở trên, khi mà người dân ở các nước ASEAN có thể dễ dàng đi lại, trao đổi buôn bán, tham quan, du lịch sang các nước láng giềng thì thẻ tín dụng, thẻ du lịch và giải trí...đang là một thị trường đầy tiềm năng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I-NHCTVN (Trang 59 - 65)