Tình hình phát hành thẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I-NHCTVN (Trang 48 - 52)

II. THỰC TRẠNG VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ THẺ TẠI SGDI NHCTVN

2. Tình hình phát hànhvà thanh toán thẻ trong thời gian qua.

2.2. Tình hình phát hành thẻ

Như chúng ta đã biết hoạt động thanh toán thẻ tại Việt nam bắt đầu từ năm 1990, nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu để các ngân hàng làm quen với công cụ thanh toán mới đòi hỏi nhiều điều kiện về trình độ chuyên môn cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Lúc bấy giờ, VCB là ngân hàng đầu tiên triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ , nhưng chưa phải là thành viên chính thức của một tổ chức thẻ quốc tế nào mà chỉ làm đại lý thanh toán thẻ cho các đối tượng nước ngoài. Phải đén ngày 10/4/1993, với sự ra đời của Quyết định số 74/ QĐ-NH1 về việc phát hành và sử dụng thanh toán thẻ của Thống đốc NHNN, NHNTVN mới dược NHNN cho phép triển khai thẻ thanh toán Vietcombank card. Tơi tháng 4/1995, có 4 NHTM Việt nam được kết nạp là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard là :VCB, ACB, EXIMBANK Và First Vina Bank. Năm 1996, VCB và ACB trở thành thành viên hcính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa và thực hiện thanh toán trực tuyến (online) với các tổ chức thẻ này. Kể từ đó ngày càng nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ làm cho sự cạnh tranh diễn ra hết sức sôi động. Ngoài các NHTM Việt nam còn có các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: UOB, Hong Kong Bank, ANZ, ...

Thẻ rút tiền tự động ATM cũng mới bắt đầu được phát hành từ năm 1994, cho đến nay số lượng thẻ rut tiền tự động của riêng hai ngân hàng VCB và ANZ là hơn 3000 thẻ. Hiện tại, cả 4 NHTM quốc doanh đều đang gấp rút hoàn thiện

việc kết nối toàn bộ hệ thống và trang bị máy ATM của mình. Bên cạnh nỗ lực đa dạng hoá các sản phẩm thẻ cung cấp cho khách hàng, các NHPHT cũng chú trọng trong việc trang bị một hệ thống xử lý cho hoạt động thẻ một cách phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù việc đàu tư này đòi hỏi những chi phí rất lớn về tài chính và nhân sự. Đồng thời các ngân hàng không ngừng xây dựng và phát triển quy trình làm việc, tích lỹu kinh nghiệm thông qua hoạt động thực tế. Ngân hàng ACB đã xây dựng cho mình một hệ thống quản lý thẻ hoạt động 24/24giờ và sắp tới đây ICB cũng xây dựng hệ thống này để phục vụ cho các giao dịch của chủ thẻ và các CSCNT.

Bảng 5: Hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại Việt nam

1996-2002.Nội dung 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Nội dung 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Số lượng thẻ phát hành (chiếc) 940 1911 4000 6120 11350 33845 70654 Doanh số sử dụng thẻ (tỷ đồng) 4,5 50,2 97,6 198 260 400 645 Tỷ trọng doanh số trong nước (%) _ 15% 20% 70% 35% 37% 45%

( Nguồn: Tạp chí NHCT Việt nam )

Tính đến năm 2002, doanh số sử dụng thẻ tín dụng da các NHTM Việt nam phát hành đã lên tới 645 tỷ đồng nhưng các giao dịch chủ yếu là ở nước ngoài, còn trong nước chỉ chiếm 45% trên tống doanh số. Việc sử dụng thẻ thanh toán để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn từ 80- 90%, còn rút tiền mặt chỉ chiếm khoảng từ 10-20%. Tuy số lượng thẻ cũng như doanh số sử dụng thẻ tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng vẫn còn thận trọng trong việ thẩm định và cấp tín dụng cho khách hàng, kèm theo thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong quảng đại quần chúng. Về thẻ nội địa, ngoài VCB đã phát hành, hiện nay đã có thêm ACB tham gia, cho thấy triển vọng thẻ tín dụng nội địa trong thời gian tới là rất khả quan.

hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thị trường thẻ Việt nam đang là một thị trường đầy triển vọng, chắc chắn sẽ có bước tiến lớn trong quá trình hội nhập vào cộng đồng thanh toán quốc tế.

3.Thực trạng về cung ứng thẻ tại SGDI-NHCTVN.

Cho đến thời điểm này NHCTVN chưa triển khai nghiệp vụ phát hành thẻ Visa và Master card, tuy nhiên nó nằm trong kế hoạch kinh doanh năm 2003 của Ngân hàng. Trong những năm qua NHCT và các chi nhánh của nó mới chỉ thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ ATM và làm đại lý thanh toán thẻ quốc tế. Khác với các ngân hàng kinh doanh thẻ như ACB, VCB... SGDI-NHCTVN hoạt động kinh doanh thẻ vẫn chưa phải là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho Sở, hiệu quả hoạt dộng thấp, doanh số thanh toán thẻ quốc tế không ổn định qua mấy năm vừa rồi, cụ thể:

Bảng 6: Doanh số thanh toán thẻ Visa và Mastercard

Nội dung 2000 2001 2002 Visa (USD) 125.000 84.051 90.780 Mastercard (USD) 121.000 58.550 88.199 Tổng số 246.000 143.051 178.979

Doanh sè sö dông thÎ quèc tÕ 2000-2002 t¹i SGDI-NHCTVN.

125.000121.000 121.000 246.000 84.051 58.550 143.051 90.780 88.199 178.979 0 50000 100000 150000 200000 250000 2000 2001 2002 Visa (USD) Master card (USD)

Một thực tế là, doanh số thanh toán thẻ quốc tế vẫn chủ yếu phụ thuộc vào lượng thương nhân, khách du lịch vào Việt nam và những người sống và làm việc trên lãnh thổ Việt nam, sử dụng thẻ do các ngân hàng nước ngài phát hành. Do vậy, để hạn chế được thế bị động, giành quyền chủ động cũng đang là một thách thức, đồng thời cũng nằm trong kế hoạch kinh doanh của SGDI- NHCTVN.

Về thẻ ATM thì SGDI-NHCTVN cũng mới bắt đầu phát hành cuối năm 2001. Theo các báo báo tại phòng thẻ thì đến 31/12/2002, số lượng thẻ phát hành tại Sở là 1000 thẻ, số dư trên tài khoản là 1.443.500 đồng và số dư trên tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ là 2.658.192 đồng. Nói chung doanh số này đang còn thấp và thường thì không ổn định để đưa vào kế hoạch sử dụng vốn trung và dài hạn, các dịch vụ cung cấp thẻ còn hạn chế chủ yếu vẫn là rút tiền mặt, vấn tin, đổi số pin...

Khách hàng chưa đa dạng chủ yếu là khách vãng lai và các CBCNV tại SGDI-NHCTVN, các doanh nghiệp trả lương qua thẻ cá nhân hầu như chưa có. Các máy ATM chủ yếu vẫn đặt tại Trụ sở, tuy nhiên trong năm 2002, Phòng Điện toán đã phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin triển khai thành công 4 máy rút tiền tự động ATM tại NHNN và Liên hiệp đường sắt khu vực I.

Hiện nay tại Sở vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về thẻ mà do nhiều bộ phận cùng phối hợp thực hiện, thiếu một số bộ phận chuyên trách như

:Marketing chăm sóc khách hàng, kiểm soát rủi ro,...

Các văn bản nghiệp vụ đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán kế toán hiện đại nhưng vẫn còn nhiều bất cập:

-Hạn mức rút tiền/ lần tối đa 1 triệu, số lần giao dịch / ngày tối đa là 5 lần nói chung là đang còn thấp.

-Hoá đơn giao dịch còn thiếu nhiều tiêu chí như: Số dư đầu, số dư cuối, chưa cho phép in sao kê giao dịch.

Việc thực hiện chuyển khoản, thnah toná hoá đơn còn nhiều thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho khách hàng giao dịch.

Chưa coi trọng công tác nghiên cứu thị trwongf, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm và chăm sóc khách hàng.

Chưa tận dụng quảng cáo trên ATM.

Chưa có cơ chế động lực thúc đẩy tìm kiếm và phát triển khách hàng. Chưa thấy hết được vai trò của dịch vụ ATM, hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm marketing, các dịch vụ mới.

Có thể nói đây là một trong những hạn chế lớn nhất của Ngân hàng cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I-NHCTVN (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w