Giai đoạn dựán đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 33 - 42)

B NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1.1.3. Giai đoạn dựán đi vào hoạt động

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí (1) Từ phương tiện giao thông

Phương tiện giao thông hoạt động khi Dự án được đưa vào sử dụng bao gồm các loại xe (xe gắn máy, xe bốn bánh các loại, các loại xe du lịch). Khi hoạt động, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CmHn, CO, CO2,… Tuy nhiên, đây là một nguồn gây ô nhiễm không khí không tập trung, không cố định mà phân tán, nên việc khống chế và kiểm soát sẽ rất khó khăn.

Nếu xác định được số lượng xe hoạt động hàng ngày và số lượng nhiên liệu tiêu thụ, từ việc phân tích thành phần khói thải do tình trạng hoạt động của xe ta có thể tính được một cách tương đối tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường từ các hoạt động giao thông vận tải.

Một cách khác nếu biết lượng xăng tiêu thụ hàng ngày của các phương tiện giao thông hoạt động ra vào khu vực dự án, chúng ta có thể tính được lượng chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường dựa theo tải lượng ô nhiễm ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông Stt Chất Ô Nhiễm Tải lượng (g/km)

Xăng Điezen 1 CO 60 0.69-2.57 2 CmHn 5.9 0.14 -2.07 3 NOx 2.2 0.68- 1.02 4 Muội ( C) 0.22 1.28 5 SO2 0.17 0.47 6 Chì (Pb) 0.49 - 7 Xăng -piren 14 x10-6 24x 10-6

Nguồn : Rapid Environmental Assessment, WHO, 1995

(2) Từ máy phát điện

Để ổn định điện cho hoạt động của Dự án trong trường hợp mạng lưới điện có sự cố, chủ dự án có sử dụng 01 máy phát điện dự phòng với công suất 450 KW sử dụng nhiên liệu dầu là DO. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 115Kg dầu/giờ.máy.

- Công suất máy : 450 KW. - Số lượng máy : 01 máy.

- Nhiệt độ khí thải : 538oC.

Trong quá trình vận hành khí thải từ máy phát có chứa bụi than (C), dioxít lưu huỳnh (SO2), Oxít nitơ (NOx), Oxít cácbon (CO), hydrocacbon tổng (THC) và andehyt (RHO). Các tác nhân trên gây ô nhiễm không khí cho khu vực dự án và khu vực xung quanh. Tính chất khí thải của một số loại dầu như sau:

Tính chất của một số loại dầu

Bảng 3.4 Tính chất của một số loại dầu

Thông số Loại dầu

(%) No1 No2 No4 No5 No6

Tỷ trọng (d) 0,8351 0,8654 0,9279 0,9529 0,9861 Hàm lượng S 0,1 0,4 - 0,7 0,7 - 1,5 max 2,0 max 2,8

Oxy và Nitơ 0,2 0,2 0,48 0,7 0,92

Hydro 13,2 12,7 11,9 11,7 10,5

Cacbon 86,5 86,4 86,0 85,55 85,7

Nước và cặn vết Vết max 0,5 max 1,0 max 2,0

Hàm lượng tro vết Vết 0,02 0,05 0,08

Nguồn : Thông tin kỹ thuật của Cty Humble Oil & Refining

Hệ số phát thải do quá trình đốt dầu

Dựa trên các hệ số tải lượng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm trong Bảng 3.5

Bảng 3.5: Hệ số phát thải Chất ô nhiễm Hệ số phát thải Tải lượng (kg/h) (Chọn loại dầu S = 1%) Tải lượng (g/s) Bụi 1,6 kg/tấn dầu 0,18 0,051 SO2 7,26xS kg/tấn dầu 0,83 0,232 NOx 18,2 kg/tấn dầu 2,09 0,581 CO 7,3 kg/tấn dầu 0,84 0,233

Nguồn: Đánh giá nhanh của Who

Theo tính toán thì 1 kg dầu khi chạy máy phát điện sẽ thải ra 38m3 không khí (nguồn: theo tính toán của các hãng cung cấp máy phát). Trong 01 giờ chạy 01 máy phát điện sử dụng hết 115 kg dầu, lưu lượng khí thải là 1,21 m3/s (4.356m3/h). Khi đó nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải tính được như sau:

Bảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm

Chất ô nhiễm Nồng độ Tiêu chuẩn thải

(TCVN 5939: 2005), cột B

Bụi 42,15 mg/m3 200 mg/m3

SO2 191,74 mg/m3 500 mg/m3

NOx 480,16 mg/m3 850 mg/m3

CO 192,56 mg/m3 1000 mg/m3

Kết quả trên cho thấy nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5939: 2005 cột B. Vì vậy nguồn khí thải này có thể thải ra môi trường xung quanh khi ống khói có chiều cao thích hợp cho việc phát tán vào môi trường.

(3) Ô nhiễm mùi từ trạm xử lý nước thải

Hoạt động của trạm xử lý nước thải phát sinh mùi hôi vì sử dụng một số hóa chất như vôi và clo lỏng. Ngoài ra, nước thải của khu du lịch bị nhiễm bẩn về chất hữu cơ và vô cơ nên dễ bị phân hủy kị khí gây mùi hôi khó chịu ảnh hưởng xấu đến chất lượng của nhân viên làm việc tại trạm và hoạt động của khu du lịch.

Đối với trạm xử lý nước thải, do vị trí của trạm nằm ở phía Đông Nam, cách xa các trung tâm chức năng của khu du lịch nên mức độ ảnh hưởng ô nhiễm mùi từ các bể xử lý của trạm nước thải đến các hoạt động của khu nghỉ dưỡng không lớn.

Tuy nhiên, dự án có một lợi thế đáng kể có khuôn viên rộng và diện tích rừng lớn. Các thảm rừng có tác dụng che chắn và hút bụi, thanh lọc không khí, hút và che chắn tiếng ồn, do đó ảnh hưởng của bụi, khí thải và mùi sẽ được giảm. Nhìn chung, khu đất dự án có không gian mở, thoáng và mật độ bố trí công trình khá thưa nên tình trạng ô nhiễm không khí không đáng kể.

(4) Khí thải từ hoạt động nấu nướng

Khí thải từ quá trình sử dụng nhiên liệu cho hoạt động nấu nướng cũng là một nguồn phát gian ngắn nên hoạt động này cũng ít gây ảnh hưởng đến môi sinh khí thải có thể gây ô nhiễm. Khí thải phát sinh từ quá trình đốt gas phục vụ cho hoạt động nấu

nướng sẽ phát sinh khí NOx, SO2, CO, VOC,…Tuy nhiên, khí thải sinh ra do các hoạt động đun nấu là không lớn và chỉ phát sinh trong một thời trường.

Bảng 3.7 Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu tại nhà hàng

Chất ô nhiễm Bụi CO NOx SO2 VOC

Hệ số (kg/tấn) 0,061 0,41 2,05 20S 0,163

Tải lượng (kg/ngày) 1,06.10-3 7,09.10-3 35,47.10-3 2,13.10-6 2,82.10-3

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution – WHO, 1993.

Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu ( 0,000615%)

Tải lượng ô nhiễm sinh ra do các hoạt động đun nấu là không lớn và chỉ phát sinh trong một thời gian ngắn nên hoạt động này cũng ít gây ảnh hưởng đến môi trường.

(5) Khí thải từ việc tập trung chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh chủ yếu là chất thải sinh hoạt của nhân viên làm việc trong dự án và du khách. Lượng chất thải rắn trong quá trình lưu trữ sẽ làm phát sinh các khí gây mùi khó chịu. Thông thường, chất thải rắn sẽ bắt đầu phân hủy sau một ngày lưu trữ. Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ bao gồm CO2, NH3, H2S, … Trong đó, các khí gây mùi chủ yếu là NH3 và H2S. Vì vậy, lượng chất thải rắn phát sinh sẽ được thu gom và đưa về trạm tập trung chất thải rắn nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động đến nhân viên, du khách cũng như dân cư xung quanh.

Tiếng ồn

Ô nhiễm do ồn cao là nguồn gây ô nhiễm quan trọng và có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là sức khỏe của con người do hoạt động trong môi trường có tiếng ồn lớn. Tuy nhiên, nguồn gây ồn của dự án nhìn chung không lớn, chủ yếu do:

- Động của máy phát điện trong trường hợp lưới điện thành phố bị mất.

- Hoạt động của các máy móc, thiết bị phục vụ cho các công trình phụ trợ (các loại máy bơm nước, máy thổi khí phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải,…).

- Phát sinh do các phương tiện giao thông của trong khu du lịch. Đó là tiếng ồn phát ra từ các động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn do đóng cửa xe, tiếng rít phanh. Các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe khách nhỏ: 84 dB, xe mô tô: 94 dB…

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là: - Nước thải sinh hoạt.

- Nước mưa thu gom trong khu vực dự án.

(1) Nước thải sinh hoạt Lưu lượng nước thải

Nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt chủ yếu là nước thải sau khi được sử dụng để tắm, giặt, nấu ăn,… và nước từ nhà vệ sinh. Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, Nitơ, phốtpho, dầu mỡ, Coliform cao. Với tổng nhu cầu sử dụng cho khu du lịch thì tổng lượng nước cấp cho toàn dự án được tổng kết trong Bảng 3.8.

Bảng 3.8 Lượng nước cấp cho toàn dự án Stt Mục đích cấp

nước Tiêu chuẩn Số lượng

Lưu lượng (m3/ngày)

1 Nước sinh hoạt 180 l/người.ng đ 1.500 người 270

2 Nước tưới cây 3 l/m2 31.412 m2 94

3

Nước dự trữ chữa cháy (3giờ*2 đám

cháy) 2,5 l/s 54

Tổng công xuất 418

- Tổng lượng nước cấp toàn khu vực dự án: Q = 418 m3/ngày - Lượng nước sinh hoạt toàn dự án: Q = 270 (m3/ngày).

- Tổng lưu lượng nước thải là: 225 (m3/ngày) (Bằng 80% lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt).

- Hệ số điều hòa nước: Ksinh hoạt ngày = 1,3.

- Qthải max = Kngày × 225 = 295,5 (m3/ngày), làm tròn 300 (m3/ngày).

Tính chất nước thải

Bảng 3.9: Tính chất nước thải sinh hoạt và so sánh với TCVN 5945

Stt Chỉ Tiêu Nồng Độ (mg/l) TCVN 5945 – 2005 Cột B 1 pH 6,8 5,5 - 9 1 SS (mg/l) 500 100 2 BOD5 (mg/l) 220 50 3 COD (mg/l) 500 80 4 Tổng nito (mg/l) 25 30 5 Tổng Phosph3 (mg/l) 5 6 6 Dầu mỡ động thực vật (mg/l) 100 20 7 Coliform (MPN/100ml) 10000 5000

Nguồn: - Lâm Minh Triết, Xử lý nước thải đô thị & công nghiệp.

Bảng 3.9 cho thấy, nước thải sinh hoạt ô nhiễm hầu hết các chỉ tiêu, việc xử lý nước thải đạt cột B – TCVN 5945 - 2005 cần có một hệ thống xử lý khép kín, hiện đại và chế độ vận hành tốt.

(2) Nước mưa

oạt động của dự án “khu nghỉ dưỡng, khách sạn, hội thảo cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế’’ thì cóNước mưa trên toàn bộ diện tích mái nhà, sân bãi,… vùng dự án, chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước mưa,… Đối với h thể xảy ra tình trạng nước mưa chảy tràn trên bề mặt đất làm cuốn theo các chất bẩn, cát, rác, lá cây,... xuống đường thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa ảnh hưởng xấu đến môi trường. Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải có tính chất ô nhiễm nhẹ (quy ước sạch) được tổ chức thoát nước trực tiếp vào hệ thống thu gom nước mưa của khu vực và xả thẳng ra nguồn mà không qua xử lý. Ước tính lượng nước mưa chảy tràn từ khu vực dự án:

170.502m2 * 1.838 mm/năm = 313.383 (m3/năm) (tính trên toàn bộ diện tích dự án với tần suất mưa là 100%, số ngày mưa trong năm là 150 ngày)

Các nguồn phát sinh chất thải rắn (1) Chất thải sinh hoạt

Rác phát sinh tại khu vực dự án chủ yếu là rác thải sinh hoạt của du khách và cán bộ nhân viên. Rác sinh hoạt bao gồm nhiều loại như giấy gói, bao nilon, chai, hộp, nhựa, … có nguồn phát sinh phân tán. Thành phần rác sinh hoạt được nêu chi tiết trong Bảng 3.10.

Bảng 3.10: Thành phần chất thải rắn

Stt Thành phần Tỷ lệ (% trọng lượng)

Sinh hoạt Văn phòng

A Hữu cơ 75,5 92,6 1 Thực phẩm 54,0 71,3 2 Giấy 6,3 10,6 3 Bìa carton 1,8 2,0 4 Gỗ 2,8 1,7 5 Vải 2,9 1,9 6 Nhựa 1,8 1,2 7 Da, giày da 2,2 2,2 8 Cao su cứng 1,7 0,6 9 Cao su mềm 2,0 1,0 B Vô cơ 24,4 7,4 1 Nylon 11,0 5,3 2 Sành sứ 2,2 0,4

3 Thủy tinh 1,6 0,2

4 Lon đồ hộp 3,5 0,5

5 Sắt 2,6 0,4

6 Kim loại khác sắt 1,2 0,1

7 Tro, xà bần 2,4 0,6

8 Chất thải nguy hại như pin, ắc qui, sơn 0,1 0,0

Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư KDL Hồ Tuyền Lâm

Với số lượng công nhân viên làm việc và khách đến khu du lịch nhiều nhất dự kiến là 1.500 người. Lượng rác phát sinh ước tính trên một người: 0,5 kg/người.ngày đêm. Tổng lượng rác thải phát sinh: 0,5kg/người.ngày đêm*1.500 người = 750 kg/ngày đêm.

Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn hằng ngày sẽ gây mất tình trạng vệ sinh tồn đọng, gây ảnh hưởng tới cảnh quan khu du lịch, đặc biệt là quản lý chặt chẽ tránh tình trạng bị xả thải vào khu vực hồ. Rác thải bị rớt xuống hồ hoặc theo nước mưa hay gió cuốn trôi xuống hồ ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh và gây mất mỹ quan khu du lịch.

(2) Chất thải từ làm vườn, chăm sóc cây và bùn thải

- Chất thải làm vườn, chăm sóc cây cảnh, thảm cỏ gồm cành cây, hoa, lá, cỏ,… chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy. Loại chất thải cũng cần thu gom, đào hố chôn lấp hoặc vận chuyển đi xử lý, không đổ xuống hồ làm ô nhiễm nước hồ, bồi lắng lòng hồ hoặc tập trung thành từng đống làm mất mỹ quan.

- Bùn dư tích lũy trong quá trình làm việc của hệ thống xử lý nước thải. Tổng lượng chất thải rắn có trong bùn dư: 300m3/ngày đêm * (500mg/l - 80mg/l)/1000 = 126kg/ngày. Nếu độ ẩm của bùn là 20% thì lượng bùn sẽ là: 141kg/ngày * (1+0,2) = 151,2 kg/ngày.

(3) Chất thải rắn nguy hại

- Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động trong du lịch rất ít, không đáng kể. Chất thải rắn nguy hại gồm:

- Giẻ lau dính dầu nhớt, thùng đựng dầu nhớt từ quá trình bảo trì, vệ sinh máy móc và phương tiện đi lại…4-6 kg/tháng.

- Các loại bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc cây cỏ… 5-10 kg/tháng.

- Pin, vỏ bình hóa chất vệ sinh, bình xịt muỗi… trong hoạt động của dự án, lượng phát sinh khoảng 4 – 8 kg/tháng.

- Các chất thải loại này mặc dù ít nhưng nếu không thu gom, xử lý đúng quy định sẽ gây ô nhiễm đất và dễ bị nước mưa cuốn trôi theo địa hình dốc của khu vực, dồn về lòng hồ là nơi chứa nước và gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w