Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 69)

B NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

5.2.2Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động

5.2.2.1 Giám sát chất lượng không khí

- Thông số giám sát: Vi khí hậu, bụi tổng cộng, tiếng ồn, nhiệt độ, SO2, NO2, CO.

- Vị trí giám sát: 3 vị trí:

+ 01 điểm tại khu vực tiếp tân, hội thảo, khách sạn

+ 01 điểm tại cổng dự án;

- Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn TCVN 5937-2005, TCVN 5949-1998.

- Tần suất giám sát: 2 lần/ năm 5.2.2.2 Giám sát chất lượng nước

- Thông số giám sát: pH, BOD, SS, Nitơ tổng, Photpho tổng, dầu mỡ, coliform.

- Vị trí giám sát : 04 vị trí

+ 01 điểm tại đầu vào của hệ thống xử lý.

+ 01 điểm tại đầu ra của hệ thống xử lý.

+ 01 điểm nước mặt hồ Tuyền Lâm gần khu đất dự án.

+ 01 điểm nước ngầm tại khu vực dự án (trong giai đoạn dự án sử dụng nước ngầm khi chưa có nguồn nước cấp của thành phố).

- Tiêu chuẩn so sánh :

+ QCVN 08 : 2008 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. + QCVN 09 : 2008 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

+ TCVN 5945 : 2005 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp .

- Tần suất giám sát: 2 lần / năm

5.2.2.3 Giám sát môi trường chất thải rắn

Các vấn đề cần giám sát

- Cách thức chứa và thu gom rác nội bộ trong khu du lịch;

- Cách tổ chức vệ sinh, thực hiện quy định xả bỏ rác trong khu du lịch; - Việc góp phần thực hiện bảo vệ môi trường hồ Tuyền Lâm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cho Dự án đã được thực hiện đầy đủ theo nội dung đề ra. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo mẫu hướng dẫn nêu trong Thông tư số 05/2008 /TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết và toàn diện của Dự án có thể rút ra một số kết luận chính sau đây:

Dự án được thực hiện ở vị trí thuận lợi, phù hợp với quy hoạch.

Dự án khu du lịch đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng nguồn thu về du lịch trong địa phương. Các loại hình dịch vụ phát sinh đi kèm với hoạt động du lịch sẽ thu hút người lao động không những tại địa phương mà còn từ các khu vực lân cận, góp phần đa dạng hóa ngành nghề, các loại dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Và giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động trong và ngoài địa phương.

Hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án chưa bị ô nhiễm về không khí và nước mặt. Đây là các chỉ thị môi trường cho phép đánh giá những diễn biến và thay đổi trong chất lượng môi trường tại khu vực dự án dưới các tác động tiêu cực do hoạt động thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án.

Quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và môi trường nếu không có các biện pháp phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm. Các tác động cụ thể là:

o Gây khó khăn nhất định trong việc bảo đảm an ninh trật tự xã hội và an toàn giao thông trong khu vực.

o Gây ô nhiễm nguồn nước do nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án.

o Gây ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn nguy hại, không nguy hại và rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố môi trường (tai nạn, cháy nổ...).

Xuất phát từ việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu vực dự án, Chủ đầu tư sẽ đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường dự án và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường đã đề ra trong báo cáo.

2. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan chức năng liên quan thẩm định, phê chuẩn báo cáo ĐTM để Dự án sớm đi vào hoạt động và đảm bảo tiến độ đầu tư dự án, góp phần mang lại những lợi ích thiết thực về phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Đà Lạt.

Ban quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư và hoạt động của dự án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Trình, Đánh giá tác động môi trường – Phương pháp và ứng dụng, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, 2000

2. Nguyễn Vinh Quy, Tập bài giảng Đánh giá tác động môi trường, Trường Đại

học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. 2008

3. Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008, Hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

4. Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ

sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.

5. Báo cáo đánh giá tác động môi trường “ Dự án đầu tư Khu du lịch Hồ Tuyền

Lâm”, 2005

6. Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ban hành theo quyết định số 02/2003/QĐ – BTNMT ngày 29/7/2003 của bộ tài nguyên và môi trường.

7. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải

đô thị & công nghiệp, 2006

8. Environmental Assessment Sourcebook, Volume Ii. Secrtoral Guidelines.

PHỤ LỤC 1 - MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU ĐẤT DỰ ÁN

Hình 1: Đường vào khu đất dự án Hình 2: Vị trí đo mẫu không khí

PHỤ LỤC 2 – CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

MÔI TRƯỜNG P.2.1 Các văn bản pháp quy

Báo cáo ĐTM cho Dự án đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng, hội nghị, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu du lịch hồ Tuyền Lâm thành phố Đà Lạt được xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý và tài liệu tham khảo sau:

- Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 29/11/2005.

- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01 tháng 06 năm 1998.

- Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về việc ban

hành Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng.

- Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 do Bộ Xây dựng ban hành v/v hướng dẫn một số điều của Nghị định 5/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn (thay cho quyết định 155/1999/QĐTTg).

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003, hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ tài nguyên Môi trường ngày 18 tháng 12 năm 2005 về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tại Quyết định số 1696/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 07 năm 2006.

- Quyết định 23/ 2006/QĐ-BTNMT của Bộ Trưởng bộ tài nguyên môi trường ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.

- Tiêu chuẩn Việt Nam ban hành năm 1995, năm 2000, năm 2001 và năm 2005 của Bộ trưởng Bộ KH-CN và MT.

- Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT ngày 02/6/2004 của Bộ TNMT v/v tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất.

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

- Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - Căn cứ công văn số 3475/ UBND – TH ngày 25 -05 – 2007 của Ủy Ban nhân dân

tỉnh Lâm Đồng về việc thỏa thuận dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng, hội nghị – hội thảo, khách sạn cao cấp quốc tế.

- Căn cứ công văn số 9213/ UBND – TH ngày 31 -12- 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh nội dung dự án đầu tư của Cty Thủ Đô Đất Việt.

- Quyết định số 1619/QĐ-BTNMT ngày 18/10/2007 v/v phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư Khu du lịch hồ Tuyền Lâm.

- Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng v/v phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng.

P.2.2 Các Văn Bản Kỹ Thuật

Các tài liệu kỹ thuật sau đây được dùng tham khảo trong báo cáo này:

- Thuyết minh quy hoạch Dự án Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể; bản vẽ cấp nước; bản vẽ mặt bằng thoát nước mưa và nước thải của Dự án.

- Các tài liệu và số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án do Công ty Cổ phần Mộc An Châu kết hợp với Trạm quan trắc, giám sát môi trường tỉnh Lâm Đồng khảo sát, thu thập, phân tích.

- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Các báo cáo về Đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan chuyên môn thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối với các Dự án tương tự.

- Các số liệu được điều tra, khảo sát và đo đạc dựa vào phương pháp chuẩn để thực hiện báo cáo ĐTM. Đó là các số liệu về hiện trạng môi trường (nước, không khí, đất).

- Các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về các biện pháp quản lý và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường của Dự án.

- Các hướng dẫn về kỹ thuật ĐTM của Ngân hàng Thế giới (WB). - Đánh giá nhanh của tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1993)

PHỤ LỤC 3 – CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ CỦA DỰ ÁN

P.3.1 Giao thông

Tổ chức liên kết giao thông khu quy hoạch với mạng lưới đường nội bộ xung quanh Hồ Tuyền Lâm và từ tuyến đường lên đồi thánh giá cắt ngang khu đất.

Trong toàn khu có 2 loại đường chính:

- Tuyến đường từ tuyến đường nội bộ xung quanh Hồ

Tuyền Lâm vào khu đến cổng chào của khu có lộ giới 8m : 3m - 2m - 3m trong đó có 2m là dãy cây xanh, đường Đ1.

- Giao thông từ cổng vào và chạy suốt trên khu vực và đến có lộ giới là 6m (không có lề đường), đường Đ2 và các tuyến đuờng từ tuyến đường vào khu phía Đông có lộ giới là 6m (không có lề đường), đường Đ3.

Bảng P.3 : Thống kê giao thông trong khu vực dự án

Stt Tên đường Lộ giới (m) Chiều dài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(m) Diện tích (m 2) K/h mặt cắt 1 Đường Đ1 8 37 296 1-1 2 Đường Đ2 6 605 3.630 2-2 3 Đường Đ3 6 346 2.076 2-2 4 Vòng xoay 6 254 5 Bi xe 547 Tổng 6.803

Nguồn: Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án “ Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn thiết kế khu du lịch hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt ”

P.3.2 Cấp điện

- Chỉ tiêu cấp điện ước tính 2.000 kwh/người/năm.

- Quy mô du khách và nhân viên trong khu là 1.500 người.

- Công xuất tiêu thu điện ước tính 3.000.000 kwh/năm.

Tiêu chuẩn thiết kế

- 40 TCVN – 86 : Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng;

- 27 TCVN – 1991: Lắp đặt thiết bị điện trong công trình dân dụng.

Mạng điện phân phối

Hệ thống cấp điện cho khu du lịch được cung cấp từ 2 nguồn:

- Nguồn lưới điện quốc gia: sử dụng điện 3 pha 380/220V – 50Hz, dự kiến cấp dọc theo lối đi chính đến các phụ tải.

- Máy phát điện Diesel dự phòng: Bố trí một máy phát điện Diesel 1000KVA dự phòng cho toàn khu.

- Lưới hạ thế: Xây dựng mới đường dây 0,4KV cấp

điện cho khu du lịch và chiếu sáng sân vườn. Cỡ dây 50mm2, 22mm2,…

- Hệ thống chiếu sáng: Do tính chất của công trình là dịch vụ nên hệ thống chiếu sáng chủ yếu là chiếu sang sân vườn lối đi. Hệ thống chiếu sáng được xây dựng mới, lắp đặt tại các vị trí trên mặt bằng (bản vẽ điện), dùng đèn trang trí bóng nung sáng công suất từ 60; 100w/220V.

Bảo vệ

Hệ thống điện của công trình được bảo vệ 2 cấp:

- Bảo vệ tại đầu nguồn vào tủ điện.

- Bảo vệ tại đầu ra các phụ tải.

P.3.3 Hệ thống truyền hình

- Nguồn tín hiệu truyền hình lấy từ chảo ăng ten parabol đặt tại mái khối nhà hội thảo và được truyền dẫn bằng dây cáp điện chống nhiễu đến các hạng mục công trình khu đất xây dựng dự án.

- Tại các hạng mục công trình sẽ có lắp đặt bộ khuếch đại tín hiệu trước khi dẫn đến ổ cắm ti vi các vị trí.

P.3.4 Hệ thống thông tin liên lạc

Tổng đài điện thoại sẽ được đặt tại khối nhà tiếp tân sau đó được phân chia đến các hạng mục công trình bằng mạng lưới dây dẫn điện thoại được chôn ngầm dưới đất.

P.3.5 Cấp nước

- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: 170 l/người/ngày;

- Dự kiến quy mô du khách và nhân viên trong khu: 1.500 người;

Hệ thống cấp nước

- Tuyến cống cấp nước được bố trí đi qua các trục đường dẫn vào khu quy hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 69)