B NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.2.2 Điều kiện xã hội
2.2.2.1 Đặc điểm dân cư
Thành phố Đà Lạt có 12 phường và 3 xã với diện tích 391,06 km2. Dân số Đà Lạt đến cuối năm 2005 là 183.719 người, trong đó dân số thành thị 163,954 người (chiếm
89%), nông thôn 19.766 người (chiếm 11%). Dân số phường 3 là 14.281 người với 3.050 hộ.
2.2.2.2 Thu nhập và đời sống dân cư
Thu nhập chính của người dân khu vực phường 3 là từ sản xuất nông nghiệp với diện tích 314,8 ha, nhưng không ổn định vì năng xuất và giá cả luôn biến động, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, tình hình sâu bệnh, thị trường,… Đời sống một số hộ còn khó khăn (thu nhập dưới 250.000 đồng/tháng), thông tin liên lạc hạn chế, nhất là vùng trũng không được phủ sóng, chưa có đường dây hữu tuyến.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
Nguồn phát sinh chất thải và mức độ gây ô nhiễm trong quá trình triển khai dự án sẽ khác nhau theo từng giai đoạn thực hiện. Các giai đoạn chính phát sinh chất thải: - Giai đoạn chuẩn bị.
- Giai đoạn xây dựng. - Giai đoạn hoạt động.
3.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị
Giải phóng mặt bằng
Giai đoạn chuẩn bị trước khi xây dựng dự án là thực hiện phá dỡ các công trình hiện hữu. Việc phá dỡ sẽ gây những tác động đáng kể như làm phát sinh khí thải, bụi, tiếng ồn. Bên cạnh đó, công nhân thực hiện công tác phá dỡ phải làm việc ở những điều kiện khó khăn nên vấn đề an toàn lao động sẽ được chủ đầu tư chú trọng và có biện pháp phòng ngừa.
Tập kết máy móc, nguyên vật liệu tại khu vực dự án
Trước khi bắt tay vào xây dựng, chủ công trình sẽ vận chuyển, tập kết máy móc, nguyên vật liệu vào khu vực dự án. Hoạt động của các phương tiện vận chuyển tập kết nguyên vật liệu như gạch, cát, đá, xi măng, sắt, thép,… chuẩn bị cho công tác xây dựng sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm chứa sản phẩm từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NO2, SO2, CO, VOC, THC gây tác đến môi trường không khí xung quanh khu vực dự án. Ngoài ra, việc vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu cũng sẽ làm rơi vãi cát, đá… trên đường phố nếu không có biện pháp kiểm soát quá trình lưu thông của các phương tiện trên đường. Nguồn phát sinh chất thải rắn này sẽ góp phần làm cản trở giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
3.1.1.2. Giai đoạn xây dựng
Nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (1) Bụi và khí thải
Bụi trong quá trình san lấp
Theo tính toán, mức độ khuếch tán bụi từ hoạt động san lấp mặt bằng căn cứ trên hệ số ô nhiễm (E):
Hệ số ô nhiễm : E = k*0,0016*(U/2,2)1,4/(M/2)1,3 = 2,99. 10-5 kg/ tấn Trong đó :
- E : Hệ số ô nhiễm (kg/tấn).
- k : Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,35.
- U: Tốc độ gió trung bình 2,3 m/s (theo số liệu Đài KTTV Khu vực Tây Nguyên).
- M : Độ ẩm trung bình của vật liệu là 20%.
Nguồn: (*) Environmental Assessment Sourcebook, Volume Ii. Secrtoral Guidelines. Environment Department, World Bank, Washington DC, 8/1991.
Từ kết quả của công thức trên ta tính được lượng bụi phát sinh trong quá trình san lấp theo công thức sau:
W = E*Q*d = 163,26 kg/tháng Trong đó :
- W : Lượng bụi phát sinh bình quân (kg/tháng). - E : Hệ số ô nhiễm (kg/tấn).
- Q : Khối lượng đất đào đắp (m3/tháng). Trong thời điểm tiến hành san lấp cao điểm một ngày có 10 xe chở đất, mỗi xe chở khoảng 7 m3 đất, lượng đất đào đắp khoảng 2100 m3/ tháng
- d : Tỷ trọng đất đào đắp (tấn/m3), ở Việt Nam tầng đất mặt có tỷ trọng trong khoảng 2,49 ≤ d ≤ 2,83 tấn/m3 – Chọn d = 2,6
Bụi và khí thải từ các phương tiện
Các thiết bị thi công có thể gây ra ô nhiễm không khí là xe tải, máy đóng cọc, máy nén, búa máy, máy khoan, máy phát điện, trạm trộn bêtông…
Do hầu hết các máy móc thiết bị đều sử dụng xăng hoặc dầu làm nhiên liệu, nên chúng sẽ đưa bụi (TSB), SO2, NOx, CO và chì vào không khí.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1 tấn nhiên liệu sử dụng cho xe tải trọng tải lớn (3,5 – 16 tấn), dùng diesel chứa 4,3 kg TSP (tổng bụi lơ lửng), 64 kg SO2, 55 kg NO2, 28 kg CO, 12 kg VOC và 1 tấn xăng sử dụng cho máy có tải trọng > 3,5 tấn dung xăng chứa 3,5 kg TSP, 64 kg SO2, 300 kg CO, 30 kg VOC, 1,35 kg chì. Trong một ngày (8 giờ làm việc), 6 máy thi công dùng diesel cùng hoạt động sẽ thải ra các chất ô nhiễm với khối lượng như trên.
Trong điều kiện khí hậu Việt Nam bình thường tác động ô nhiễm không khí này chỉ có phạm vị cục bộ (chỉ trong phạm vi công trường và vùng gần công trường) và tạm thời (chỉ trong thời gian xây dựng).
Tác động ô nhiễm không khí chính trong giai đoạn xây dựng là bụi, phát sinh từ các hoạt động vận chuyển, san ủi đào đắp, đặc biệt là vào mùa khô. Đối tượng chịu ảnh hưởng là các vùng trong công trường, nhà cửa, quán xá, nhà dân địa phương dọc tuyến đường vận chuyển vật liệu. Trong mùa khô vào các khoảng thời gian xây dựng cao điểm, chất lượng không khí chung quanh có thể bị tác động bởi các máy móc thiết bị xây dựng và hàm lượng bụi trong không khí có thể không đạt tiêu chuẩn Việt Nam đối với chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 – 2005).
Ngoài ra, các ngôi nhà nằm gần vị trí công trường có thể bị ảnh hưởng do các khí SO2, NOx, gây ra rỉ sét, ăn mòn vật liệu. Ở nồng độ cao các khí này có thể gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống cây trồng. Do đó việc ngăn ngừa ô nhiễm không khí trong suốt giai đoạn thi công là cần thiết.
Tác động của SO2, NOx, bụi, chì đến sức khỏe con người và sinh vật được trình bày chi tiết trong các tập tài liệu chuyên đề của “Chương trình an toàn hóa chất Quốc tế” (ICSP) do WTO ấn hành, 1985 (30). Báo cáo này không đề cập đến độc tính sinh thái của các tác nhân ô nhiễm này.
Bảng 3.1: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông
Nguồn: WTO, Geneva, 1993.
Trọng lượng xe Bụi SO2 NOx CO VOC
< 3,5 tấn 0,2 1,16 x S 0,7 1 0,15
Nồng độ ô nhiễm phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu sử dụng, tình trạng vận hành và tuổi thọ của động cơ. Phương tiện vận tải càng cũ, nồng độ chất ô nhiễm trong khói thải càng lớn, do đó tác động đến môi trường càng lớn.
Khói hàn do gia công hàn cắt kim loại: quá trình hàn điện sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí như các oxit kim loại: Fe2O3, SiO2, K2O, CaO,… tồn tại ở dạng khói bụi. Ngoài ra còn có các khí thải khác như: CO, NOx. Tuy nhiên, tác động của loại ô nhiễm này thường không lớn, do được phân tán trong môi trường rộng và thoáng.
(2)Tiếng ồn, rung động
Từ hoạt động giải phóng mặt bằng xây dựng cơ bản
Tiếng ồn là tất cả những âm thanh gây cho chúng ta cảm giác khó chịu, quấy rối điều kiện làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi và thu nhận âm thanh của con người, xua đuổi động vật trên khu đất dự án và các khu đất kế cận.
Ô nhiễm ồn có thể phát sinh từ các nguồn sau: máy ủi; máy đầm nén; máy cạp đất, máy san; thiết bị xây dựng; khu trộn bê tông; vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng; máy phát điện,….
Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động của các thiết bị thi công, số liệu có thể tham khảo được trình bày trong Bảng 3.2
Bảng 3.2: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công
Stt Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15 m
Tài liệu (1) Tài liệu (2)
01 Máy ủi 93,0
02 Máy đầm nén (xe lu) 72,0 – 74,0
03 Máy xúc gầu trước 72,0 – 84,0
04 Gầu ngược 72,0 – 93,0
05 Máy kéo 77,0 – 96,0
06 Máy cạp đất, máy san 80,0 – 93,0
07 Máy lát đường 87,0 – 88,5 08 Xe tải 82,0 – 94,0 09 Máy trộn bêtông 75,0 75,0 – 88,0 10 Bơm bêtông 80,0 – 83,0 11 Máy đập bêtông 85,0 12 Cần trục di động 76,0 – 87,0 13 Cần trục Deric 86,5 – 88,5 14 Máy phát điện 72,0 – 82,5 15 Máy nén 80,0 75,0 – 87,0
17 Máy đóng cọc 75,0 95,0 – 106,0
Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2000. Tài liệu (2): Mackernize, L. da., 1985.
Để xác định tác động của quá trình thi công trên tuyến đường, độ ồn tại các hoạt động thi công xây dựng được đánh giá như sau:
Khu trộn bê tông
Mức độ ồn cực đại trong khoảng 15m là 90 dBA và độ ồn ở các khoảng khác có thể xác định bằng cách sử dụng quy luật giảm 6 dBA sau một khoảng cách gấp 2 lần. Như vậy, độ ồn sẽ là 84 dBA tại 30 m, 78 dBA tại 60 m và 72 dBA tại 120 m. Mức giới hạn chịu đựng được của độ ồn không vượt quá 70 dBA trong thời gian 24 giờ.
Vì độ ồn tính toán từ nguồn gây ồn như trên là giá trị tối đa theo các tài liệu. Hiện nay một số thiết bị xây dựng có độ ồn thấp hơn số liệu trên. Ví dụ, máy trộn bê tông theo chuẩn của GSA (Hội địa chất hoa kỳ) chỉ gây ồn ở mức 75 dBA ở cự ly 15m nên chỉ gây cường độ ồn 63 dBA ở cự ly 60m.
Hoạt động vận chuyển đất đá
Công tác này sử dụng một số loại máy móc thiết bị như gàu xúc, máy ủi, máy kéo, máy san đất và xe tải. Mỗi thiết bị có thể gây ồn đến cường độ 90dBA ở cự ly 15m (GSA cho phép 75 – 80 dBA). Nếu các thiết bị này hoạt động đồng thời, tiếng ồn do chúng gây ra sẽ cộng hợp, tức là cường độ tổng hợp có thể đạt đến 97 – 98 dBA..
Máy phát điện
Cường độ ồn do máy phát điện gây ra thường không vượt quá 82 dBA ở cự ly 15m (GSA yêu cầu thấp hơn 75 dBA). Điều đó có nghĩa cường độ ồn cực đại ở cự ly 60m sẽ khoảng 70dBA. Những biện phát che chắn bổ sung là cần thiết nếu các đối tượng bị tác động nằm trong cự ly gần hơn.
Trong giai đoạn này các tác động môi trường không thường xuyên, không kéo dài, chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ mất đi khi dự án hoàn thành công tác xây dựng. Khu vực dự án hầu như không có dân cư sinh sống, địa phương đã đi nơi khác, do vậy tác động tích cực tới dân cư không có.
Nguồn phát sinh nước thải
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn xây dựng dự án là: - Nước thải sinh hoạt của công nhân.
- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường xây dựng.
(1) Nước thải
Trong giai đoạn thi công tại công trường sẽ tập trung từ vài chục đến vài trăm công nhân xây dựng (Vào thời điểm tập trung xây dựng dự án sẽ thu hút khoảng 200 công nhân). Hoạt động lao động và sinh hoạt của công nhân có thể gây một số tác động đến môi trường.
Ô nhiễm chủ yếu do nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân ở các lán trại xây dựng, hoạt động xây dựng và nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường đang xây dựng. Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân ước tính khoảng 8 m3 trong trường hợp lượng công nhân tập trung trong khu vực dự án là 200 công nhân, mỗi công nhân sử dụng 40lít/ngày. Tuy nhiên lượng nước thải thực tế có thể ít hơn do chỉ một số ít công nhân ở tại các lán trại, đa số công nhân ở thuê và thường chỉ rửa mặt, rửa tay trên công trường.
Ngoài ra còn có nước thải từ việc giải nhiệt máy móc, thiết bị. Loại ô nhiễm này tương đối nhẹ, ít gây ảnh hưởng.
(2) Nước mưa chảy tràn
Tự thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường. Khi chưa thực hiện dự án, nước mưa rơi xuống đất sẽ tiêu thoát bằng nhiều nhánh nhỏ chảy vào hồ hoặc thấm trực tiếp xuống đất. Khi dự án khu du lịch xây dựng cơ sở hạ tầng, nước mưa chảy tràn qua các địa hình dốc, cuốn theo đất, chất thải xây dựng,... đưa xuống lòng hồ gây bồi lắng và ô nhiễm nơi tiếp nhận.
Nước mưa chỉ được quy ước là sạch nếu không mang các chất ô nhiễm, khi đó nước mưa được dẫn vào đường thoát tách riêng với hệ thống thoát nước thải để xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được ước tính như sau:
- Tổng Nitơ : 0,5 ÷ 1,5 mg/l; - Phopho : 0,004 ÷ 0,03 mg/l;
- COD : 10 ÷ 20 mg/l;
- Tổng chất rắn lơ lửng : 10 ÷ 20 mg/l. Nguồn phát sinh chất thải rắn (1) Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm cành cây, cỏ cây bụi,... phát sinh khi chuẩn bị mặt bằng và các vật liệu xây dựng như: gỗ, kim loại (khung nhôm, sắt, đinh sắt…) cáctông, dây điện, ống nhựa, kính… phát sinh từ những vị trí thi công.
Rác cây: lượng cành cây, cỏ, cây bụi bị đốn bỏ tương đối lớn nhưng lượng chất thải rắn này có đặc tính dễ phân hủy có thể chôn lấp, phân hủy làm phân xanh bón cho cây trồng. Nhưng nếu lượng chất thải này không được thu gom hợp lý, bị thải bỏ xuống hồ Tuyền Lâm sẽ làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong hồ.
Các chất thải rắn khác: bao bì, sắt vụn, đất đá, gạch, xi măng …lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng tùy thuộc vào tính chất công trình. Tuy nhiên loại chất thải rắn này ít gây ô nhiễm môi trường do được bán cho các vựa ve chai và có thể tái sử dụng được.
Các loại rác như bao bì, thực phẩm thừa … tạo ra từ các khu lán trại tạm thời và sinh hoạt của công nhân lao động trực tiếp trên công trường thi công. Ước tính lượng rác thải sinh hoạt của 200 công nhân trên công trường, các khu lán trại tạm thời, nhà trọ khoảng 100 kg/ngày đêm. Tuy lượng rác này không nhiều nhưng nếu không có biện pháp quản lý và thu gom tốt có thể gây ô nhiễm môi trường.
Thông thường, công tác thu gom chất thải sinh hoạt tại các lán trại xây dựng tạm thời không đạt yêu cầu cho nên một phần chất thải của công nhân xây dựng sẽ trực tiếp gây ô nhiễm khu vực xung quanh lán trại, đồng thời gây mất mỹ quan.
(2) Chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng của dự án
Trong quá trình xây dựng sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn nguy hại như: dầu mỡ thải, giẻ lau dầu mỡ và các thùng chứa dầu phục vụ cho công tác thi công xây dựng và hoạt động giao thông. Tham khảo thực tế các công trình xây dựng thì khối lượng chất thải phát sinh ước tính khoảng 500 – 800 kg trong suốt quá trình. Đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm cần được thu gom và xử lý triệt để, nếu không sẽ gây tác động đến môi trường đặc biệt là đất, nước ngầm, và nước mặt hồ Tuyền Lâm.
3.1.1.3. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí (1) Từ phương tiện giao thông
Phương tiện giao thông hoạt động khi Dự án được đưa vào sử dụng bao gồm các loại xe (xe gắn máy, xe bốn bánh các loại, các loại xe du lịch). Khi hoạt động, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CmHn, CO, CO2,… Tuy nhiên, đây là một nguồn gây ô nhiễm không khí không tập trung, không cố định mà phân tán, nên việc khống chế và kiểm soát sẽ rất khó khăn.
Nếu xác định được số lượng xe hoạt động hàng ngày và số lượng nhiên liệu tiêu thụ, từ việc phân tích thành phần khói thải do tình trạng hoạt động của xe ta có thể tính được một cách tương đối tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường từ các hoạt động giao thông vận tải.
Một cách khác nếu biết lượng xăng tiêu thụ hàng ngày của các phương tiện giao