B NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng
đặt lán trại cho công nhân và điểm chứa nguyên vật liệu sao cho ảnh hưởng của tiếng ồn, độ rung, ô nhiễm không khí do vận chuyển vật liệu và hoạt động xây dựng trong giai đoạn thi công sẽ nhỏ nhất. Các nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm về quy hoạch này.
4.1.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng dựng
Trong quá trình thi công xây dựng không tránh khỏi việc phát sinh nhiều loại chất thải như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các sự cố, tai nạn lao động,… Do đó, Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp quản lý chặt chẽ và hợp lý các nguồn phát sinh chất thải cũng như các nguy cơ, rủi ro để tránh những tác động xấu đến sức khỏe công nhân cũng như đến môi trường xung quanh như sau:
Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí Đối với môi trường không khí
Khí thải từ các phương tiện giao thông và các máy móc thi công hoạt động trong khu vực dự án là nguồn ô nhiễm phân tán và rất khó kiểm soát. Để hạn chế các nguồn ô nhiễm trên, đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Khu vực thực hiện dự án nằm ở trong khuôn viên khu du lịch nên biện pháp giảm tối đa nguồn gây ô nhiễm không khí là che chắn xung quanh công trình đang xây dựng nhằm ngăn ngừa bụi phát tán ra môi trường xung quanh.
Lắp đặt bộ phận che chắn bụi cho các xe vận chuyển vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển.
Các phương tiện giao thông vận tải và các máy móc thi công cơ giới phải sử dụng đúng với thiết kế của động cơ, không hoạt động quá công suất thiết kế.
Các phương tiện đi vào khu vực dự án phải đậu đúng vị trí, tắt máy xe và sau khi bốc dỡ các loại nguyên vật liệu xây dựng xong mới được nổ máy ra khỏi khu vực.
Quy định chế độ xe ra vào khu vực hợp lý.
Tưới nước trên mặt đất ở những khu vực phối trộn nguyên liệu và thực hiện che chắn công trình bằng các tấm bạt lưới chuyên dụng khi tiến hành xây tô sẽ giảm thiểu đáng kể lượng bụi phát sinh ảnh hưởng đến công nhân thi công cũng như hoạt động của khu du lịch Tuyền Lâm.
Bố trí công nhân dọn dẹp đất, đá rơi vãi và phế thải xây dựng cuối mỗi buổi làm việc.
Đối với tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình xây dựng là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, việc phá dỡ các công trình cũng gây tiếng ồn đáng kể trong khu vực. Vì vậy, việc khống chế tiếng ồn là một nhiệm vụ bắt buộc trong suốt quá trình xây dựng nên đơn vị thi công sẽ áp dụng một số biện pháp sau:
Điều phối các hoạt động xây dựng để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn.
Tránh vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu cùng một lúc nhiều xe, như vậy sẽ giảm tiếng ồn do sự cộng hưởng của âm thanh.
Các đơn vị thi công sẽ sử dụng các phương pháp thi công hiện đại có độ ồn nhỏ để thi công nền móng, đào đắp.
Quy định chế độ vận hành của xe vận chuyển và chế độ bốc dở nguyên vật liệu hợp lý, tránh vận chuyển vào các giờ cao điểm để tránh ảnh hưởng về giao thông cũng như chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt của công nhân và người dân trong các khu vực lân cận.
Tiến hành các hoạt động thi công có độ ồn cao vào thời gian cho phép (từ 6h – 18h) và hạn chế tối đa các nguồn ồn vào ban đêm.
Các máy móc, thiết bị thi công có lý lịch kèm theo và được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.
Trang bị các thiết bị chống ồn như nút bịt tai cho công nhân xây dựng khi thi công gần các nguồn phát sinh độ ồn cao.
Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước
Trong quá trình thi công, vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, nước mưa chảy tràn. Để giảm thiểu vấn đề này, cần tiến hành các biện pháp như:
Nước thải sinh hoạt của công nhân:
Sử dụng tối đa lực lượng lao động tại địa phương để giảm lượng nước thải sinh ra.
Trang bị các nhà vệ sinh có bể tự hoại di động hoặc tại công trường xây dựng các nhà vệ sinh có hầm tự hoại. Các hầm tự hoại này phải được xây dựng có kích thước phù
hợp với số công nhân trên công trường. Sau giai đoạn thi công bùn sẽ được hút đi và phải san lấp các hầm tự hoại này. Ngoài ra việc giáo dục ý thức vệ sinh cho công nhân là cần thiết.
Nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn
Đào rãnh thu gom nước thải xây dựng và nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực thi công. Lượng nước thải xây dựng và nước mưa này sẽ được dẫn theo tuyến mương thoát nước đến hố lắng trước khi chảy xuống hồ Tuyền Lâm nhằm đảm bảo hạn chế nước chảy tràn kéo theo đất cát, các chất cặn bã xuống hồ gây ô nhiễm chất lượng nước hồ.
Các biện pháp giảm thiểu tác động từ chất thải rắn Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công khoảng 100 kg/ngày, tương đương 3300 lít/ngày (khối lượng riêng của rác là 300 kg/m3), sẽ là nguồn gây nhiễm nếu không có biện pháp quản lý tốt. Vấn đề tồn đọng và không xử lý tốt lượng chất thải phát sinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống và làm mất mỹ quan của khu du lịch. Do đó, chủ đầu tư sẽ trang bị thùng chứa rác di động tại công trường và thuê đơn vị có chức năng thu gom mỗi ngày.
Chất thải rắn nguy hại
Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng bao gồm:
Các loại chất thải nguy hại khác như dầu hắc, thùng phuy chứa dầu hắc, giẻ lau dính sơn, dầu nhớt,… sẽ được thu gom vào thùng 60L và lưu trữ đúng quy định.
Toàn bộ chất thải rắn nguy hại Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển để xử lý tuân thủ theo đúng Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.
Đối với chất thải rắn là phế thải vật liệu xây dựng
Phế thải vật liệu xây dựng sẽ làm cản trở thao tác của công nhân xây dựng và làm mất mỹ quan của đô thị. Do đó, chất thải này sẽ được phân loại, lưu trữ tại điểm tập trung chất thải tại công trường và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.
Khi tiến hành các hoạt động xây dựng, môi trường đất sẽ bị tác động đáng kể. Để giảm thiểu tác động đối với môi trường đất cần phải áp dụng một số biện pháp như:
Giảm thiểu việc đào đắp làm xáo trộn các tầng thổ nhưỡng.
Không để các chất ô nhiễm như dầu mỡ, xăng nhớt chảy tràn hoặc thấm vào đất. Thu gom nước thải và tập trung chất thải rắn để xử lý.
Việc xử lý nền móng phải thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Các biện pháp giảm thiểu tác động sinh thái rừng
Hạn chế đến mức thấp nhất tác động tới thảm thực vật, việc đốn cây ở khu vực dự án, chỉ chặt các cây trong phạm vi xây dựng các công trình, sau khi chặt cây sẽ thu dọn sạch và tuyệt đối không đốt bừa bãi.
4.1.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động
Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, chấn động
Ô nhiễm tiếng ồn sau khi dự án đi vào hoạt động do máy phát điện dự phòng, các thiết bị vận hành trạm xử lý nước thải và phương tiện vận chuyển ra vào khu dự án.
Một vài biện pháp được đưa ra để khống chế tiếng ồn do máy phát điện: - Bố trí máy phát điện cách xa khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn… - Lắp đệm chống ồn trong quá trình lắp đặt máy.
- Kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng.
- Máy phát điện có vỏ bao che cách âm, vỏ cách âm được thiết kế gắn liền với chân đế, bên trong đã bố trí sẵn thùng nhiên liệu ngày và ống xả giảm thanh. Kết cấu vỏ cách âm cho phép vận hành máy đạt 100% công suất danh nghĩa (Vỏ được chế tạo bằng thép tấm dập nguội, liên kết hàn và được xử lý hoá chất bề mặt và sơn tĩnh điện bảo đảm độ bền tối đa)
Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn do hoạt động của thiết bị vận hành trạm xử lý nước thải. Do mức ồn của các thiết bị vận hành trạm xử lý là không cao, nguồn ồn được giảm thiểu khi đặt các thiết bị này trong phòng kín.
Biện pháp khống chế tiếng ồn do giao thông, vận chuyển: Thiết kế đường giao thông, bãi đỗ xe có cự ly an toàn, không để tiếng máy xe hoạt động ảnh hưởng đến khu
nghỉ dưỡng hay sử dụng các phương tiện giao thông nội bộ không gây tiếng ồn như xe điện.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trong quy hoạch dự án, quỹ đất dành cho cây xanh và các công trình khác phải phù hợp. Tổ chức thực hiện trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các đường đi nội bộ của dự án mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giảm thiểu các tác động đến môi trường không khí như: tạo bóng mát, cảm giác mát mẻ cho người dân, ngoài ra còn điều hòa môi trường vi khí hậu tại khu vực. Cây xanh còn có tác dụng che nắng, giữ bớt bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, che chắn tiếng ồn.
Vệ sinh bụi ở trên tuyến đường nội bộ, bãi đậu xe,… thường xuyên phun nước khu vực xung quanh, đặc biệt vào thời điểm nắng nóng.
Ban hành nội quy chung của khu du lịch, bãi đậu xe.
Khí thải do máy phát điện dự phòng có SOx, NOx không vượt tiêu chuẩn nên không cần xử lý. Khói thải được phát tán khí thải qua ống khói cao hơn mái công trình 3m.
Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước Thu gom và thoát nước mưa
Xây dựng hệ thống mương hở bao quanh dự án kết hợp tường chắn đất tránh sạt lở, riêng ở các khu vực có độ dốc lớn sẽ bố trí mương tiêu năng để thu nước mưa và giảm áp lực nước.
Trong toàn bộ các dự án mạng lưới thoát nước được bố trí theo từng khu vực, phụ thuộc vào địa hình cụ thể chia các lưu vực thoát nước hợp lý nhất.
Các họng xả nước mưa phải qua hệ thống lắng trước khi xả vào cửa xả tràn. Các ống thoát nước bằng bê tông cốt thép được đặt ngầm dưới mặt đường từ 1- 1,5m, đúc sẵn D1500mm-D400mm và bố trí các giếng thu nước dọc theo lề đường có khoảng cách từ 30-60m.
Cửa xả tràn: Thiết kế cho nước xả vào tránh xói lở bờ hồ, đồng thời không tạo thành dòng chảy lớn gây xáo động dòng chảy tự nhiên trong hồ.
Hố ga bậc thang giảm áp: Trên tuyến cống tại các điểm thay đổi độ dốc lớn bố trí các hố ga tiêu năng để giảm áp lực nước trước khi chảy vào hồ.
Giếng tách dòng: trên tuyến cống bao, bố trí các giếng tách dòng nhằm giảm lưu lượng nước vào cống bao trong mùa mưa lũ.
Mương thoát nước theo địa hình tránh xói lở: Tại các dự án có độ dốc lớn cần bố trí mương hở bậc thang tiêu năng theo chiều dọc mương tại ranh lộ giới công trình và khu phòng hộ bờ hồ, tạo nên mương bao quanh dự án.
Mương thu nước theo đường: Dọc theo đường giao thông bố trí mương thu nước hai bên đường, tại các tuyến giao thông hai bên đường có độ dốc lớn cần có tường chắn chống sạt lở.
Các họng xả nước phải qua hệ thống hồ lắng lọc.
Thu gom và thoát nước bẩn
Xây dựng mạng lưới thu nước bẩn trong từng khu vực của dự án tập trung về trạm xử lý nước thải. Ở đây, nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 Cột B trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải chung của khu vực.
Nước thải sinh hoạt: hệ thống thu gom nước sinh hoạt bao gồm hai hệ thống: Hệ thống thoát nước thải bẩn: thoát nước tắm, rửa, giặt được xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt chung của khu vực.
Hệ thống thoát nước xí, tiểu: thoát nước xí, tiểu được xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt chung sau khi xử lý cục bộ qua các bể tự hoại.
Các ống thoát nước được đặt ngầm dưới mặt đường nhỏ nhất từ 2,0m+D. Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải sinh hoạt
Lượng nước thải sinh hoạt trong khu dự án ước tính là 225 m3/ngày đêm.
Công nghệ phù hợp để xử lý nước thải này chủ yếu là sử dụng công nghệ sinh học. Yêu cầu chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải theo TCVN 5945 – 2005 Cột B. Các chỉ tiêu chính về chất lượng nước thải sau khi xử lý được trình bày trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý Stt Chỉ tiêu Đơn vị TCVN 5945 - 2005 cột B 1 pH - 5,5 – 9 2 Tổng chất lơ lửng mg/l 100 3 BOD5 mg/l 50 4 COD mg/l 80 5 Tổng N mg/l 30 6 Tổng P mg/l 6 7 Dầu mỡ động thực vật mg/l 20 8 Coliform MPN/100ml 5000 Nguồn: TCVN 5945 - 2005, cột B
Công nghệ xử lý
Chlorine
Nước thải phát sinh từ các hạng mục trong
khu dự án Nước thải phát sinh từ
các hạng mục trong khu dự án
Nước thải nhà bếp Nước thải tắm giặt
Bể tự hoại Song chắn rác Bể điều hòa Bể tách bùn Máy thổi khí Bể Thổi khí Bể Lắng Bể Khử trùng Bùn hoàn lưu nước tách từ bùn Ngăn chứa bùn Nước sau xử lý Khí
Đơn vị có chức năng đem đi xử lý
Bể tách dầu mỡ Nước thải vệ sinh
Hình 4.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải
Mô tả công nghệ
Nước thải từ các khu vực nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại. Trong phạm vi dự án, đề xuất xử lý bằng hệ thống các bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc (hình 4.2).
Hình 4.2 Hình vẽ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc
Nguồn: Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp (CEETIA).
Nguyên tắc, nước thải vệ sinh được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, đồng thời, cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm). Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 – 70% và BOD5 là 60 – 65%.
Nước thải từ nhà bếp được dẫn qua lưới chắn rác sau đó qua bể tách dầu mỡ nhằm tách các chất dầu mỡ sinh ra trong quá trình chế biến thức ăn, công đoạn này giúp là sạch nước thải khỏi lượng cặn dầu tránh hiện tượng tắc nghẽn đường ống thoát nước.
Nước thải sau khi ra khỏi bể tách dầu mỡ được thu gom cùng với nước thải bẩn và vận chuyển về trạm xử lý. Nước thải được ổn định nồng độ và lưu lượng qua bể điều hòa trước khi được dẫn sang bể thổi khí. Cùng với nước thải đi vào bể thổi khí còn có