Hàng Hải
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải chịu rất nhiều tác động chủ khách quan từ các yếu tố xung quanh. Để Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải hoạt động hiệu quả và thuận tiên, cần tạo dựng những điều kiện thuận lợi và thích hợp với những hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Với hoàn cảnh hiện nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải cần phải có những mối quan hệ và làm việc trong khuôn khổ pháp lý với Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan chức năng liên quan để có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Bên cạnh đó, MSB nên có những quan hệ rộng rãi với các NHTM khách để có thể dễ dàng có được những điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, tăng cường thêm sức cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam với các Ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa, việc giữ mối quan hệ hợp tác với các Ngân hàng sẽ giảm bớt sự cạnh tranh, nhất là trong tình trạng hiện nay, MSB còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu MSB.
Để có thể hòa nhập vào guồng máy kinh tế đang trên đà phát triển, MSB cần có được sự giúp đỡ quan trọng đến từ nhiều phía. Đồng thời, bản thân MSB cũng cần phải có những cố gắng để thích nghi với nền kinh tế mở cửa cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các Ngân hàng Việt Nam cũng như các Ngân hàng nước ngoài. Việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tình hình môi trường kinh tế xung quanh là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Đây yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của MSB.
Kết luận
Với một nền kinh tế thị trường đang phát triển và đang trên đà hội nhập với kinh tế thế giới như Việt Nam, các hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương mại sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đều cần phải có những hiểu biết cần thiết về các NHTM. Trong hoạt động của NHTM, có một yếu tố vô cùng quan trọng, luôn được quan tâm hàng đầu trong các vấn đề. Đó chính là khách hàng.
Khách hàng đối với mọi hoạt động kinh doanh hay sản xuất đều là yếu tố không thể thiếu. Đối với NHTM, khách hàng là yếu tố quan trọng, gắn liền với mọi hoạt động của một NHTM. Vì vây, thu hút khách hàng là hoạt động không thể xem nhẹ, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế mở cửa, các Ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt với nhau. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải là một Ngân hàng đang trên đà phát triển, thương hiệu MSB đang dần khẳng định mình trên thị trường. Những năm gần đây, MSB đã có những bước chuyển mình đáng kể. Bằng chứng là trong những năm qua, MSB liên tục có những thay đổi theo hướng tích cực và đạt được những kết quả khả quan, khách hàng ngày càng đến với MSB nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, Ngân hàng cũng gặp phải nhiều khó khăn thách thức do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Đặc biệt, do hoạt động thu hút khách hàng chưa phát triển cũng như vị thế còn chưa cao… nên Ngân hàng chưa đạt được những lợi nhuận như ý muốn. Nếu khắc phục được những nhược điểm này, chắc chắn MSB sẽ trở thành một Ngân hàng lớn mạnh, có uy tín và danh tiếng không chỉ trong nước mà còn trên cả thị trường thế giới. Hi vọng những giải pháp được đưa ra trong chuyên đề này sẽ có những đóng góp hữu ích trong công cuộc phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng kết thường niên năm 2004 – Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải
2. Báo cáo tổng kết thường niên năm 2005 – Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải
3. Báo cáo tổng kết năm 2006 – Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải
4. Tạp chí Ngân hàng – Số 18 – Tháng 5 năm 2006
5. Giáo trình Marketing Ngân hàng – NGƯT – TS Nguyễn Thị Minh Hiền – NXB
Thống Kê năm 2003.
6. Giáo trình Nghiệp vụ Thanh toán quốc tê – PGS – TS Nguyễn Thị Thu Thảo – NXB
Lao động xã hội
7. Website
- http://www.msb.com.vn
Danh mục các chữ viết tắt
Ngân hàng thương mại : NHTM
Cán bộ nhân viên : CBNV
Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải : MSB (Maritime Bank)
Danh mục bảng, biểu
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng vốn MSB Bảng 2: Cơ cấu tài sản của MSB Bảng 3: Chi phí và thu nhập Bảng 4: Nhóm các chỉ tiêu sinh lời
Bảng 5: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro Bảng 6: Cơ cấu khách hàng năm 2006
Bảng 7: Số lượng tài khoản được lập trong năm 2006 Biểu 1: Cơ cấu sử dụng vốn MSB
Biểu 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MSB Biểu 3: Cơ cấu tài sản của MSB