nay và sự cần thiết phải đẩy mạnh việc thu hút khách hàng
1.1.Môi trường hoạt động năm 2006 và sự phát triển của các Ngân hàng Thương mại
Năm 2006, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định ở mức gần 8,2%, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn viện trợ phát triển chính thức đạt mức kỷ lục (10,2 tỷ USD), xuất khẩu tăng trưởng cao với tổng kim ngạch đạt 39,6 tỷ USD, thị trường chứng khoán bùng nổ với chỉ số VN – Index đã lên tới trên 1000 điểm. Sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) từ tháng 1 – 2007 và Tổng thống Mỹ ký Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam (PNTR) tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam hội nhập bình đẳng với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất với sức ép cạnh tranh buộc phải đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao để tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nền kinh tế tăng trưởng bền vững cùng với môi trường kinh doanh bình đẳng với các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam tạo cơ hội cho sự phát triển của Hệ thống Ngân hàng TM Việt Nam, đồng thời cũng gây áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, nguồn nhân lực. Đặc biệt sự phát triển đột phá của thị trường chứng khoán sẽ tác động rất lớn đến kênh huy động vốn từ Thị trường Chứng khoán và dân cư, cũng như cơ cấu đầu tư của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng như Ngân hàng
Nhà nước sẽ tiếp tục tăng cường chính sách quản lý đối với các Ngân hàng thương mại theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Đề án phát triển ngành Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xác định
mục tiêu phát triển của các Tổ chức Tín dụng đến năm 2010: “ Cải cách căn bản, triệt để và
phát triển toàn diện hệ thống các Tổ chức Tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt được trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN, tạo nền tảng xây dựng hệ thống các Tổ chức Tín dụng hiện đại đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Phương châm hành động “An toàn; Hiệu quả; Phát triển bền vững; Hội nhập quốc tế”.
Nhìn chung các Ngân hàng Thương mại đã có thời giandài chuẩn bị cho quá trình hội nhập thông qua việc đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý điều hành theo các chuẩn mực quốc tế, không ngừng phát triển mở rộng mạng lưới, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, tăng cường nguồn nhân lực với chất lượng cao, đẩy mạnh công tác quảng cáo khuyếch trương thương hiệu để thu hút khách hàng. Một số ngân hàng mới phát triển từ việc chuyển đổi từ các Ngân hàng TMCP nông thôn chuyển sang thành thị cũng tạo áp lực lớn trong sự cạnh tranh về nguồn nhân lực.
1.2.Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải trong năm 2007
- Phát huy một cách tốt nhất mối quan hệ với các khách hàng là cổ đông chiến
lược của Ngân hàng. Đa dạng hóa danh mục đầu tư ngoài hoạt động tín dụng, tăng thu dịch vụ
- Đẩy mạnh tiến độ triển khai các năng lực quản lý rủi ro. Củng cố bộ máy tổ
chức tại các chi nhánh, xây dựng hệ thống kiểm soát tại các khâu nghiệp vụ tại các chi nhánh nhằm đẩy mạnh kinh doanh trên cơ sở quản lý được rủi ro.
- Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, thu hút người có năng lực và
khuyến khích, tạo cơ hội cho những cá nhân có triển vọng.
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển mạng lưới và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng