Đánh giá những khó khăn và thuận lợi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng các chính sách marketing Trong kinh doanh tại công ty du lịch Hà Nội pdf (Trang 57 - 59)

I. Khái quát về công ty du lịch Hà Nội

4. Đánh giá những khó khăn và thuận lợi

*Những mặt khó khăn:

Như chúng ta đã biết du lịch là ngành mới trong nền kinh tế được Nhà nước quan tâm sau những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước lãnh đạo. Nó là nền kinh tế tổng hợp chịu sự tác động của nhiều yếu tố liên quan như: An ninh, chính trị, luật pháp, văn hoá xã hội... Nếu thực hiện với chính sách đúng đắn nó sẽ mạng lại rất hiệu quả trong nền kinh tế như: sẽ thu hút được nhiều khách trong và ngoài nước, thu được đồng ngoại tệ vào Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho dân cư trong nơi du lịch phát triển, những nền văn hoá truyền thống sẽ được cải thiện mới, được thể hiện những nét đẹp của đất nước ra nước ngoài...

Hiện nay, công ty du lịch Hà Nội là một công ty lớn trong những công ty du lịch hàng đầu ở Việt Nam trong những năm vừa qua công ty đã gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á nên số lượng khách nước ngoài vào việt nam đã được giảm xuống, thị trường trong nước chưa được cải thiện không thể bổ sung với mức chi phí đã bỏ ra, khách sạn cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu xuống cấp, thiếu các dịch vụ bổ sung, chất lượng phục vụ chưa thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách.

Hiện nay, du lịch là một ngành phát triển mạnh coi như là nền kinh tế mũi nhọn theo chính sách của Đảng và Nhà nước ta, cho nên về mặt cạnh tranh chúng ta thấy thực trạng cạnh tranh trong kinh doanh du lịch lữ hành đa thành phần ngày càng quyết liệt mà chủ yếu 3 thành phần kinh tế: doanh nghiệp Nhà nước, các công ty liên doanh với nước ngoài và các công ty tư nhân. Nếu làm phép so sánh về lợi thế thì thực trạng hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh du lịch lữ hành về một số điều kiện rơi vào tình trạng bất lợi, các công ty liên doanh có thế mạnh về tiềm lực tài chính, có lợi thế quảng cáo - tiếp thị đối với khách hàng của họ, có mạng lưới marketing toàn cầu, có nguồn khách cố định từ các thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp tư nhân có bộ máy điều hành gọn nhẹ, chi phí quản lý thấp, sẵn sàng tìm mọi phương kế để “lách luật” thậm chí trốn thuế và điều đáng quan tâm nhất là có công ty còn cho đối tác nước ngoài núp bóng hoặc lấy nghĩa để kinh doanh riêng bởi họ có lợi thế làm trực tiếp với thị trường của họ.

Hiện nay công ty đã có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ về khách sạn, phương tiện vận chuyển, đội ngũ lao động đã được quan tâm và đào tạo lại về mặt chyuên môn, trình độ ngoại ngữ, tay nghề để nâng cao chất lượng dịch vụ, giao tiếp tiếp thị. Thị trường khách truyền chủ yêu là thị trường Trung Quốc đã được cải thiện mới để đảm bảo số lượng khách ổn định và không ngừng khai thác những thị trường mới như thị trường trọng điểm, nó đảm bảo cung cấp số lượng khách lớn với mức chi tiêu cao hơn, ổn định và lâu dài như: Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan..., về chất lượng chương trình du lịch công ty đã phối hợp với các chi nhánh, hãng hàng không, cơ sở lưu trú và những nơi du lịch để thu thập được những thông tin cần thiết trong việc xây dựng chương trình du lịch với chất lượng cao, giá hợp lý và thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Về hệ thống thông tin công ty có hệ thống thông tin khá hiện đại nó phù hợp công tác xúc tiến quảng cáo như thông qua mạng Internet...

Tóm lại mặt thuận lợi là nhiều hơn mặt kho khăn công ty du lịch Hà Nội có triển vọng phát triển lớn có thể khắc phục được những tiêu cực để góp phần lớn trong ngành du lịch giống như trong nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng các chính sách marketing Trong kinh doanh tại công ty du lịch Hà Nội pdf (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)