KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ (Trang 88 - 89)

6.1 Kết luận

Sau khi hoàn thành với đề tài “ Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác của BCL Phước Hiệp bằng phương pháp keo tụ”với 3 loại phèn có thể đưa ra một số kết luận sau :

 Với phèn FeSO4 có khả năng xử lý COD, SS hiệu quả nhất ở pH = 6,5 và với lượng phèn bằng 3ml (100g/L). Với pH = 6,5 có thể xử lý được 42% COD so với COD đầu vào là 26.560 mgO2/L. Ngoài ra còn có khả năng xử lý tôt các chỉ tiêu ô nhiễm khác.

 Với phèn FeCl3 có khả năng xử lý COD, SS hiệu quả nhất ở pH = 6 và với lượng phèn bằng 3,5ml (100g/L). Với pH = 6 có thể xử lý được 34% COD so với COD đầu vào là 26.560 mgO2/L. Ngoài ra còn có khả năng xử lý tốt các chỉ tiêu ô nhiễm khác.

 Với phèn Al2(SO4)3 có khả năng xử lý COD, SS hiệu quả nhất ở pH = 6 và với lượng phèn bằng 3,5ml (100g/L). Với pH = 6 có thể xử lý được 41% COD so với COD đầu vào là 26.560 mgO2/L. Ngoài ra còn có khả năng xử lý tôt các chỉ tiêu ô nhiễm khác.

Sau khi keo tụ 2 bậc thì hiệu quả xử lý được 64% COD, 53% SS, 65% độ đục trong nước rỉ rác.

Ta thấy sau 2 lần xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ nhiều bậc hiệu quả xử lý được các chỉ tiêu ô nhiễm như COD, SS, BOD, độ đục là rất cao. Riêng các chỉ tiêu về các kim loại nặng trong nước thì hiệu quả không cao. Điều này chứng tỏ rằng với phương pháp keo tụ hiệu quả xử lý được hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước rỉ rác. Từ đó có thể đề ra các bước xử lý tiếp theo để nước xử lý đầu ra phải đạt theo tiêu chuẩn xả thải và không gây ô nhiễm môi trường.

 Chi phí xử lý sơ bộ bằng phương pháp keo tụ tương đối thấp mà ta thấy được hiệu quả xử lý cao. Phù hợp cho việc áp dụng vào thực tế cho các BCL ở Tp. Hồ Chí Minh cũng như các BCL khác ở Việt Nam.

Phương pháp keo tụ hiệu quả giúp xử lý được SS, độ đục trong đó giảm COD là yếu tố quan trọng nhất có trong nước rỉ rác

Phương pháp này làm giảm đi nhiều tải trọng UASB, giảm thời gian thích nghi, lưu lượng nước cũng như giảm đi được lượng nước tích luỹ trong các hồ chứa trong gian.

 Công nghệ đề xuất : Lắng – keo tụ - xử lý sinh học là những công trình thiết kế tương đối nhỏ, gọn trên diện tích không quá lớn. Nước xử lý xong được đưa ra hồ sinh học hoặc bãi lọc ngập trồng cây không gây ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng đất của khu xử lý.

6.2 Kiến nghị

- Tuổi của BCL ảnh hưởng rất lớn đến thành phần nước rỉ rác, do đó cần có nghiên cứu sự thay đổi thành phần của nước rỉ rác theo thời gian vận hành của BCL trong một thời gian dài, nghiên cứu thiết lập chương trình quan trắc tự động tại BCL Phước Hiệp vừa mới đi vào hoạt động.

Do điều kiện thời gian làm đề tài còn hạn hẹp nên không thể nghiên cứu hết được mọi vấn đề. Trong thời gian tới nếu có thể sẽ nghiên cứu tiếp tục các vấn đề khác nhằm có thể xử lý hiệu quả NRR tại các BCL tại Việt Nam như các hướng nghiên cứu sau:

+ Nghiên cứu nâng cao hiệu quả của quá trình keo tụ bằng các loại phèn khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả xử lý.

+ Nghiên cứu sự chuyển đổi của các dạng sắt trong hệ Fenton, nhằm tối ưu hóa quá trình.

+ Nghiên cứu quá trình chuyển hóa nitơ, đặc biệt là quá trình khử nitrat trong quá trình bùn hoạt tính hiếu khí.

- Chi phí xử lý để đạt được nồng độ COD từ 27.000mg/L xuống 100mg/L (nguồn loại B) đòi hỏi chi phí rất cao (chiếm 40-50%) chi phí xử lý, với thành phần còn lại sau quá trình xử lý chủ yếu là humus (hợp chất khó phân hủy sinh học) do đó cần có tiêu chuẩn riêng cho nước rỉ rác.

- Nghiên cứu thêm về khả năng keo tụ của nhiều loại chất keo tụ khác nhau, nhằm giảm chi phí xử lý.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ (Trang 88 - 89)