Phương pháp phân tích SS

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ (Trang 48 - 50)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4.2 Phương pháp phân tích SS

Thực hiện:

Giấy lọc đem sấy ở 1000C/1 giờ, sau đó để vào máy hút ẩm trong 60 phút, đem cân được khối lượng A.

Pha loãng mẫu 10 lần, hút 10 ml để lọc.

Đem giấy lọc đi sấy ở 1000C/1 giờ; sau đó để vào máy hút ẩm trong 1 giờ, đem ra cân được khối lượng B.

SS = Vmau Vmau f B A )*1000* ( − SS : hàm lượng cặn lơ lửng (mg/l)

A : khối lượng ban đầu của giấy lọc (mg) B : khối lượng của giấy lọc sau khi lọc (mg) F : hệ số pha loãng

Vmau : thể tích mẫu lấy (ml)

4.4.3 Phương pháp phân tích BOD5

Dựa trên phương pháp đo hàm lượng oxy hòa tan.

Thực hiện:

- Nước cất pha loãng: Hút mỗi 1 ml dung dịch đệm phosphate, MgSO4, CaCl2,

FeCl3 vào 1000 ml nước cất, đem sục khí từ 1,5 – 2 giờ. - Điều chỉnh pH về trung tính.

- Chiết nước pha loãng vào 2 chai BOD. Hút 2 ml MnSO4 vào mỗi chai. Hút 3 ml mẫu vào mỗi chai bằng cách nhúng pipet vào đáy chai rồi thả từ từ. Nhanh chóng hút 2 ml iodide-azide kiềm và đậy nút kín. Đợi kết tủa hoàn toàn, hút 2 ml H2SO4 đậm

đặc cho vào mỗi chai, đậy kín nút, tránh để bọt kí và đem lắc dưới vòi nước cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn. Định phân lượng oxy hòa tan bằng dung dịch Na2SO3

0,025M. Một chai định phân ngay cho kết quả DO0, 1 chai đem ủ và đọc kết quả DO5

sau 5 ngày.

Rót 50 ml mẫu cho vào erlen, định phân bằng dung dịch Na2SO3 0,025M cho đến khi xuất hiện màu vàng nhạt, thêm vài giọt chỉ thị hồ tinh bột và tiếp tục định phân đến khi mất màu xanh.

1 ml Na2SO3 0,025M = 1 mg O2/l

BOD5 = (DO0 – DO5)*f (đơn vị: mg O2/l) Trong đó:

DO0: lượng oxy hòa tan đo ngày đầu tiên DO5: lượng oxy hòa tan đo sau 5 ngày ủ f: độ pha loãng

4.4.4 Phương pháp phân tích COD phương pháp đun kín

Bảng 4.1: Tỉ lệ thể tích mẫu và hóa chất dùng trong phân tích COD

Thể tích mẫu Dd H2SO4 reagent Tổng thể tích

2,5 ml 1,5 ml 3,5 ml 7,5 ml

Thực hiện:

- Pha loãng mẫu: pha loãng 100 lần (1 ml mẫu + 99 ml nước cất)

- Rửa sạch ống nghiệm có nút vặn kín với H2SO4 20% trước khi dùng. Cho thể tích mẫu và thể tích hóa chất dùng như bảng trên.

- Cho mẫu vào ống nghiệm, thêm dung dịch K2CrO7 vào, cẩn thận cho từ từ H2SO4 reagent theo thành ống nghiệm. Đậy kín nút, lắc nhẹ và đặt lên máy COD ở 1500C/ 2 giờ. Để nguội đến nhiệt độ phòng, đổ vào erlen, tráng ống COD bằng nước cất và đổ vào erlen, sau đó nhỏ thêm vài giọt feroin và định phân bằng FAS 0,1N. Dứt điểm khi mẫu chuyển từ xanh lục sang nâu đỏ. Làm một mẫu thử không với nước cất (cũng bao gồm các hóa chất như mẫu thật nhưng thay mẫu bằng nước cất, ủ 1500C/ 2 giờ). COD (mgO2/l) = xf ml Vmau xMx B A ) ( 8000 ) ( −

Trong đó:

A: thể tích FAS dùng trong ống thử không B: thể tích FAS dùng trong ống thử thật f: hệ số pha loãng

M: nguyên chuẩn độ của FAS Vmau: thể tích mẫu đã dùng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w