Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ (Trang 44 - 48)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Hình 4.1 Sơ đồ thiết bị Jar-Test đang hoạt động.

Mô tả thí nghiệm

Thí nghiệm sẽ được tiến hành nghiên cứu với các hoá chất keo tụ khác nhau và ở các điều kiện tiến hàn khác nhau:

+ Xác định ảnh hưởng của độ pH đến hiệu quả xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm từ đó xác định pH tối ưu cho từng hoá chất.

+ Xác định liều lượng phèn tối ưu đối với từng loại hoá chất keo tụ

Thí nghiệm 1 Khảo sát ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm

Trong quá trình thí nghiệm, mỗi một bình được đổ đầy một thể tích nước như nhau: Sau đó tiến hành các bước như sau:

1. Bật máy khuấy, khuấy mạnh khoảng 100vòng/phút, theo dõi pH bằng máy đo pH.

2. Thêm hoá chất keo tụ vào từng bình, để có giá trị pH tại các bình là 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5. Khuấy mạnh trong khoảng 1 phút sau đó khuấy nhẹ (40 – 50 vòng/ phút) trong 5 – 10 phút . Đây là giai đoạn hình thành các mầm keo tụ.

3. Ngừng khuấy và theo dõi hiện tượng

4. Lắng kết tủa trong thời gian 30 – 40 phút 5. Lấy mẫu đo, COD, hàm lượng cặn lơ lửng, độ màu Sơ đồ quá trình được nêu trên hình 4.2

pH0

Thêm hoá chất keo tụ khuấy nhanh với V = 100 r/m trong 30 giây rồi khuấy nhẹ với V = 40 – 50 r/m trong 5 phút

pH1

lấy mẫu, phân tích COD, SS, đo độ màu…

Hình 4.2 Sơ đồ thí nghiệm khảo sát pH tối ưu

Thí nghiệm 2 Khảo sát khả năng xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm khi thay đổi liều

lượng chất keo tụ ở pH nhất định.

Trong quá trình thí nghiệm, mỗi một bình được đổ đầy một thể tích nước rỉ rác như nhau. Sau đó , tiến hành các bước sau đây:

1. Bật máy khuấy, khuấy mạnh khoảng 100 vòng/ phút, theo dõi PH bằng máy đo pH.

2. Dùng axit H2SO4 25% chỉnh pH mẫu đến một giá trị pH nhất định , khuấy mạnh trong 5 phút.

3. Thêm 1 lượng chất keo tụ đã xác định . Khuấy mạnh trong khoảng 1 phút sau đó khuấy nhẹ (40 – 50vòng/phút) trong 5 – 10 phút . Đây là giai đoạn hình thành các mầm keo tụ.

4. Chỉnh pH đến giá trị pH tối ưu đã xác định được ở trên 5. Lắng kết tủa trong thời gian 30 – 60 phút

6. Lấy mẫu, đo COD , hàm lượng cặn lơ lửng, độ màu. Sơ đồ quy trình tiến hành thí nghiệm được nêu ở hình 4.3

Mẫu nước rỉ rác 500 ml

Mẫu đã xử lý

Lắng trong 30 đến 60 phút

Thêm từ từ axit H2SO4 đến 1 giá trị pH xác định. Khuấy mạnh với V = 200 r/m trong 5 phút

pH1

Thêm 1 lượng chất keo tụ đã xác định, khuấy mạnh với V= 200r/m trong 30 giây, khuấy chậm với V= 40 - 50 r/m trong 5 – 10 phút

Lấy mẫu phân tích COD, SS, độ màu…

Hình 4.3 Sơ đồ tiến hành thí nghiệm xác định liều lượng chất keo tụ tối ưu khi cố định pH Mẫu Mẫu Lắng trong 30 đến 60 phút Mẫu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w