Trong mặt phẳng dọc

Một phần của tài liệu Xây dựng và mô phỏng hệ thống treo trên xe ô tô MEFA5-LAVI-304N (Trang 78 - 81)

Mô hình Simulink

Hình 3.22: Mô hình Simulink trong mặt phẳng dọc.

Để đưa ra được đồ thị thể hiện ảnh hưởng của hai thông số độ cứng và hệ số giảm chấn đến tính êm dịu chuyển động ta sử dụng kết hợp giữa lập trình trong Matlab và mô hình Simulink.

Ảnh hưởng của hệ số độ cứng Ks tới tính êm dịu của xe:

Chương trình Matlab trong file “ctdoc.m”.

Sau khi chạy chương trình ta được đồ thị như sau:

Đồ thị thể hiện độ lớn gia tốc thân xe trong mặt phẳng dọc theo thời gian khi thay đổi giá trị độ cứng Ks.

Hình 3.23 Đồ thị gia tốc theo phương dọc khi Ks=18092(N/m).

Trong đó:

Trục tung thể hiện độ lớn gia tốc thân xe trong mặt phẳng dọc Z..s và ϕ..sy(m/s2

đối với gia tốc dài và rad/s2 đối với gia tốc góc). Trục hoành thể hiện thời gian t (s).

Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa sai phương gia tốc trong mặt phẳng dọc với hệ số độ cứng phần tử đàn hồi Ks.

Hình 3.24: Mối quan hệ giữa sai phương gia tốc dọc với độ cứng lò xo.

Trong đó:

Trục tung thể hiện sai phương gia tốc (m/s2 đối với gia tốc dài và rad/s2 đối với gia tốc góc).

Trục hoành thể hiện giá trị độ cứng Ks (N/m).

Nhìn vào đồ thị ta thấy khi độ cứng của lò xo Ks=18092(N/m) thì sai phương gia

tốc theo phương thẳng đứng Z” là khoảng 4,4.10-3 (m/s2) và sai phương gia tốc

theo phương dọc (phi)”=2,4.10-3(m/s2), so sánh tiêu chuẩn ISO/DIS2631 ta thấy

hoàn toàn phù hợp. Vậy Ks=18092(N/m) thỏa mãn tính êm dịu.

Ảnh hưởng của hệ số giảm chấn Cs tới tính êm dịu của xe:

Chương trình Matlab trong file “ctdoccs.m”. Sau khi chạy chương trình ta được đồ thị như sau:

Đồ thị thể hiện độ lớn gia tốc thân xe trong mặt phẳng dọc theo thời gian khi thay đổi giá trị hệ số giảm chấn Cs.

Hình 3.25: Đồ thị gia tốc trong mặt phẳng dọc khi Cs =1000(Ns/m).

Trong đó:

Trục tung thể hiện độ lớn gia tốc thân xe trong mặt phẳng dọc ..

s

Z và ϕsy(m/s2

đối với gia tốc dài và rad/s2 đối với gia tốc góc). Trục hoành thể hiện thời gian t (s).

Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa sai phương gia tốc trong mặt phẳng dọc với hệ số giảm chấn Cs.

Hình 3.26 Mối quan hệ giữa sai phương gia tốc dọc với hệ số giảm chấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

Trục tung thể hiện sai phương gia tốc (m/s2 đối với gia tốc dài và rad/s2 đối với gia tốc góc).

Trục hoành thể hiện hệ số giảm chấn Cs (N.s/m).

Nhận xét:

Nhìn vào đồ thị ta thấy khi hệ số giảm chấnCs=1000 (Ns/m) thì sai phương

gia tốc theo phương thẳng đứng Z” là khoảng 0,004 (m/s2) và sai phương gia

tốc theo phương dọc (phi)” = 2,5.10-3(m/s2), so sánh tiêu chuẩn ISO/DIS2631 ta thấy hoàn toàn phù hợp.Vậy Cs=1000 (N/m) thỏa mãn tính êm dịu.

Một phần của tài liệu Xây dựng và mô phỏng hệ thống treo trên xe ô tô MEFA5-LAVI-304N (Trang 78 - 81)