Mạch cấp nguồn (≤100mA) với nguồn điều khiển:

Một phần của tài liệu Tổng quan giao diện máy tính - Thiết kế giao diện USB sử dụng chíp FT232BM (Trang 73 - 76)

- SMBDAT: Chân chọn dữ liệu cho giao diện bus.

30 AVCC PWR Nguồn nuôi Analog cho bộ nhân tần x8 bên trong 29AGNDPWRNối đất Analog cho bộ nhân tần x8 bên trong.

3.6.11 Mạch cấp nguồn (≤100mA) với nguồn điều khiển:

Mạch cấp nguồn cho Bus USB cần để có thể hạ thấp nguồn trong chế độ ngắt USB nhằm đạt được dòng điện ngắt yêu cầu ≤500µA (gồm cả ngoại vi lôgic). Một số ngoại vi lôgíc có thể tự hạ thấp nguồn xuống trạng thái dòng điện thấp bằng cách điều chỉnh chân POWEREN#. Với các ngoại vi lôgic không thể tự hạ thấp nguồn thì FT232BM cung cấp một cách đơn giản nhưng hiệu quả để tắt nguồn mạch ngoại vi khi USB ngắt.

Hình trên cho thấy cách sử dụng một MOSFET kênh P để điều khiển nguồn của mạch ngoại vi lôgic. Thiết bị hợp lý có thể là Fairchild NDT456P hay tương đương. Kết cấu này phù hợp để cấp nguồn cho ngoại vi lôgic mà dòng điện của nguồn nuôi bình thường ≤100mA và được điều khiển không phát ra dòng điện đáng kể khi tăng nguồn. Để bật nguồn ngoại vi lôgíc mà vượt quá 100mA hay phát ra dòng đáng kể khi bật, thì nên thiết kế IC bật nguồn chuyên dụng với chế độ “Soft-Start” gắn liền thay cho sử dụng MOSFET (Chẳng hạn IC: MIC2025-2BM hoặc tương đương).

Hãy chú ý đến những điểm sau khi kết nối với nguồn điều khiển:

a) Thiết bị lôgíc được điều khiển phải có mạch Reset cho nó mà nó sẽ tự động reset nó khi mà nguồn được ứng dụng lại không có ngắt.

b) Đặt lựa chọn nối đất cho EEPROM của FT232BM.

c) Với mạch điều khiển nguồn 3.3V VccIO không được phép nối qua mạch ngoại vi (chân PWREN# lấy nguồn Vcc từ VccIO). Có thể nối chuyển mạch nguồn với đầu ra của bộ điều chỉnh 3.3V và ngoại vi lôgic 3.3V hoặc nguồn VccIO từ chân 3.3V OUT của FT232BM nếu thích hợp.

KẾT LUẬN

Sau gần bốn tháng bằng sự cố gắng của bản thân và được sự giúp đỡ của các thầy cô khoa VTĐT em đã hoàn thành tất cả các nội dung được giao cụ thể.

Đồ án đã trình bày tổng quan giao diện máy tính và đã đi sâu vào tìm hiểu về cấu trúc, phương pháp tổ chức, troa đổi dữ liệu của giao diện PCI. Sau đó, nghiên cứu giao diện đang được các nhà sản xuất tập trung phát triển, đó là giao diện USB. Ngoài ra chương 3 đưa ra ví dụ về thiết kế giao diện USB sử dụng chíp FT232BM.

Hướng phát triển tiếp theo của đề tài là tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu giao diện tốc độ cao nhằm phát triển hơn nữa các ứng dụng sử dụng trong trình điều khiển tự động.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm thầy giáo PGS.TS Đỗ Xuân Tiến và thầy giáo Th.S Lê Trọng Cự đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này.

Học viên

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Xuân Tiến, Kỹ thuật lập trình và điều khiển hệ thống, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1999.

2. Đỗ Xuân Tiến, Kỹ thuật vi xử lí và lập trình ASSEMBLY, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001.

3. Universal Serial Bus Specification Revision 2.0, 2000 4. FT232BM Designers Guide Version 2.0, 2002/2003 5. Http://www.usb.org

6. Http://www.usbnew.net

Một phần của tài liệu Tổng quan giao diện máy tính - Thiết kế giao diện USB sử dụng chíp FT232BM (Trang 73 - 76)

w