Thiết bị ngoại

Một phần của tài liệu Tổng quan giao diện máy tính - Thiết kế giao diện USB sử dụng chíp FT232BM (Trang 42 - 45)

- SMBDAT: Chân chọn dữ liệu cho giao diện bus.

Thiết bị ngoại

- Giao diện chủ và đích có thể hoạt động độc lập để tạo ra thông lượng lớn nhất và sử dụng bus PCI một cách hiệu quả, bảo đảm chính xác việc định thời và tuân thủ giao thức đã thiết kế.

- Có các thanh ghi cấu hình, tạo ra tính thích nghi, khả năng thay đổi tỷ lệ, có thể sử dụng trong nhiều dạng tín hiệu có các yêu cầu khác nhau.

Chức năng của các khối như sau:

- Khối trường thanh ghi cấu hình: Thực hiện tất cả các thanh ghi cấu hinh theo yêu cầu của đặc tính bus cục bộ PCI. Có thể cài được các thanh ghi theo yêu cầu của hệ thống bằng cách đặt các tham số. Bao gồm các thanh ghi:

* Các thanh ghi tham số hoá: ID thiết bị, ID hãng cung cấp, mã lớp, thanh ghi địa chỉ cơ sở BAR0-BAR5, ID hệ con, độ trễ lớn nhất, con trỏ liệt kê chức năng, ROM BAR mở rộng.

* Thanh ghi địa chỉ cơ sở mặc định hoặc đặt trước, và thanh ghi địa chỉ cơ sở ROM mở rộng.

* Các thanh ghi không tham số: Thanh ghi lệnh, trạng thái, dạng tiêu đề, bộ định thời mức trễ, kích thước cache, chân ngắt, đường ngắt. - Khối đệm, kích hoạt địa chỉ dữ liệu lệnh: Đệm địa chỉ, dữ liệu. Gộp và đăng ký tất cả các tín hiệu kích hoạt byte địa chỉ, dữ liệu, lệnh cho giao diện phía thiết bị ngoại vi.

- Khối lôgic điều khiển giao diện chủ: Hoạt động ở chế độ chủ trên bus PCI. Có hỗ trợ ứng dụng cầu chủ.

- Khối lôgic điều khiển giao diện đích: Hoạt động ở chế độ đích (bị điều khiển) trên bus PCI, có nhiệm vụ.

* Hỗ trợ con trỏ dạnh mục chức năng. * Phát hiện lỗi chẵn lẻ.

* Có 6 thanh ghi địa chỉ để thay đổi kích thước và kiểu bộ nhớ * Hỗ trợ ROM BAR mở rộng.

* Phía thiết bị ngoại vi có thể yêu cầu huỷ đích, làm lại, hoặc huỷ kết nối.

- Khối tạo và kiểm tra chẵn lẻ: Có trách nhiệm tạo và kiểm tra chẵn lẻ. Nó cũng khẳng định tín hiệu lỗi chẵn lẻ và các bít thanh ghi trạng thái cần thiết khác.

Sau khi thiết kế và chế tạo xong phần cứng thì mã lệnh của trình điều khiển môdun được tạo ra dưới sự hỗ trợ của các bộ công cụ chuyên dụng, ví dụ như WinDriver (được giới thiệu chi tiết ở chương 3). Bằng các ngôn ngữ lập trình quen thuộc (C/C++, Delphi, Visual Basic...) để phát triển mã lệnh của trình điều khiển môdun do WinDriver hỗ trợ thành những hàm chức năng của môdun cần thiết kế.

Chương này nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của PCI nói chung và đề xuất một giải phát thiết kết môdun giao tiếp tốc độ cao 32 bít/33Mhz. Chương 3 tiếp tục nghiên cứu về giao diện USB – một chuẩn tốc độ cao đang được các nhà sản xuất thiết bị tập chung phát triển, nó cho phép nối máy tính với hầu hết các thiết bị ngoại vi thông dụng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tổng quan giao diện máy tính - Thiết kế giao diện USB sử dụng chíp FT232BM (Trang 42 - 45)

w