SƠ ĐỒ KHỐI:

Một phần của tài liệu Tổng quan giao diện máy tính - Thiết kế giao diện USB sử dụng chíp FT232BM (Trang 55 - 59)

- SMBDAT: Chân chọn dữ liệu cho giao diện bus.

2. Data0 Packet Zero Length Packet

3.4. SƠ ĐỒ KHỐI:

Hình 3.3 Sơ đồ khối FT232BM

Chức năng cụ thể của các khối: 1. Bộ điều chỉnh LDO 3.3V:

Khối 3.3V LDO Regulator cấp điện áp 3.3V để điều khiển bộ đệm ra của khối thu phát USB. Nó yêu cấu phải có một tụ điện ở ngoài được gắn với chân ra 3.3V OUT của bộ điều chỉnh. Nó cũng có tác dụng cấp nguồn 3.3 V cho chân RSTOUT#. Nhiệm vụ chính của khối này là cấp nguồn cho bộ thu phát USB (USB Transceiver) và khối Reset Generator, ngoài ra nó còn có thể cấp nguồn cho một số mạch ngoài. Tuy nhiên có một số mạch ngoài yêu cầu 3.3V với dòng điện không vượt quá 5mA cũng có thể lấy nguồn tại chân 3.3V OUT.

2. Bộ thu phát USB (USB Transceiver):

Khối USB Transceiver cho phép USB 1.1/USB 2.0 tương thích về mặt tốc độ vật lý cao nhất đối với cáp USB. Bộ điều khiển ra cấp mức 3.3V cho điều khiển tín hiệu tốc độ chậm, khi mà một bộ thu vi sai và 2 đường dây đơn bộ thu cung cấp dữ liệu USB vào, SEO và điều kiện Reset USB được nhận biết.

3. USB DPLL:

Khối này khoá đối với dữ liệu USB NRZI tới, cấp mạch đồng hồ xung nhịp riêng và tín hiệu dữ liệu tới khối SIE.

4. Bộ tạo dao động 6Mhz:

Khối tạo dao động 6Mhz cấp xung đồng bộ 6Mhz tới đầu vào của bộ x8 Clock Multiplier.

5. X8 Clock Multiplier:

Lấy xung nhịp 6Mhz từ khối tạo dao động 6Mhz và cấp dao động 12Mhz cho SIE, USB Protocol Engine và khối điều khiển FIFO. Nó cũng cung cấp cho khối USB DPLL dao động 48Mhz.

6. Động cơ giao diện tuần tự SIE(Serial Interface Engine):

Biến đổi dữ liệu USB từ nối tiếp thành song song và ngược lại. Tương ứng với cấu trúc kĩ thuật của USB 1.1, nó cho phép nén hoặc không nén bit và phát CRC5/CRC16 (mã kiểm tra quay vòng dư) để kiểm tra luồng dữ liệu USB.

7. Động cơ giao thức USB (USB Protocol Engine):

Quản lý luồng dữ liệu từ thiết bị USB nhờ điều khiển điểm cuối. Nó sử dụng giao thức USB ở mức thấp, yêu cầu được phát ra bởi mạch điều khiển USB chủ và nhờ các lệnh để điều khiển các tham số chức năng UART.

8. Bộ đệm TX cổng kép (128 byte) (Dual Port TX Buffer):

Dữ liệu phát từ USB được giữ trong Bộ đệm TX và đưa từ bộ đệm tới thanh ghi phát UART dưới sự điều khiển của bộ điều khiển UART FIFO.

9. Bộ đệm RX cổng kép (384 byte) (Dual Port RX Buffer):

Dữ liệu từ thanh ghi thu UART được giữ trong bộ đệm RX trước khi được chuyển đi bởi SIE theo yêu cầu gửi dữ liệu từ USB chứa trong điểm cuối.

10.Bộ điều khiển UART FIFO (UART FIFO Controller):

Bộ điều khiển UART FIFO quản lý việc truyền dữ liệu giữa bộ đệm cổng kép RX & TX và thanh ghi thu, phát.

11.UART:

UART thực hiện biến đổi dữ liệu 7/8 bit dữ liệu song song thành nối tiếp và nối tiếp thành song song một cách không đồng bộ tại giao diện RS232 (RS422 và 485). Các tín hiệu điều khiển được hỗ trợ bởi UART bao gồm RTS, CTS, DSR, DTR, DCD và RI. Bộ UART cung cấp bộ phát cho phép tín hiệu điều khiển (TXDEN) hỗ trợ bộ thu RS485. UART hỗ trợ các chế độ bắt tay RTS/CTR, DSR/DTR và X-On, X-Off. Chế độ bắt tay là cần thiết, nó quản lý bởi phần cứng để bảo đảm thời gian đáp ứng nhanh. UART cũng hỗ trợ cho việc thiết lập tín hiệu BREAK của RS232 và điều kiện dò sóng mang.

12.Bộ phát tốc độ Baud (Baud Rate Generator):

Bộ phát tốc độ Baud cung cấp mạch đồng hồ x16 đưa vào UART từ đồng hồ 48MHz và gồm có mạch đếm gộp 14 bit và 3 thanh ghi bit nhằm cung cấp một điều chỉnh ổn định cho tốc độ Baud (thường dùng để chia cho một số cộng với một phân số). Bộ này xác định tốc độ của UART mà có thể chương trình hoá từ 183 Baud tới 3 triệu Baud.

13.Giao diện EEPROM (EEPROM Interface):

Cho dù FT232BM không bắt buộc phải làm việc với EEPROM, nhưng một EEPROM bên ngoài 93C46(93C56, 93C66) có thể được sử dụng để điều chỉnh USB VID, PID, số Seri … của FT232BM. EEPROM cũng cần thiết cho những ứng dụng mà có nhiều FT232BM kết nối với 1 PC đơn nhờ các bộ điều khiển dựa vào một số Seri duy nhất cho mỗi thiết bị để gắn với một cổng COM ảo cho mỗi thiết bị riêng. Các tham số được điều khiển nhờ EEPROM bao gồm “Đánh thức từ xa” (Remote Wake Up), Chế độ truyền đẳng thời (isochronous Transfer mode), Soft Pull Down on Power-Off và chế

độ nhận diện USB2.0. EEPROM có thể có cấu hình 16bit giống như MicroChip 93LC46B hay tương đương với tốc độ đồng hồ 1Mb/s tại điện áp Vcc = 4,4V tới 5,25V. Nếu không có EEPROM được gắn vào (hoặc EEPROM trắng) thì FT232BM sẽ sử dụng VID, PID,… ngầm định. Trong trường hợp thiết bị sẽ không có số seri giống như phần nhận diện USB.

Một phần của tài liệu Tổng quan giao diện máy tính - Thiết kế giao diện USB sử dụng chíp FT232BM (Trang 55 - 59)

w