Cấu hình EEPROM:

Một phần của tài liệu Tổng quan giao diện máy tính - Thiết kế giao diện USB sử dụng chíp FT232BM (Trang 63 - 64)

- SMBDAT: Chân chọn dữ liệu cho giao diện bus.

3.6.2Cấu hình EEPROM:

30 AVCC PWR Nguồn nuôi Analog cho bộ nhân tần x8 bên trong 29AGNDPWRNối đất Analog cho bộ nhân tần x8 bên trong.

3.6.2Cấu hình EEPROM:

Hình trên mô tả cách nối FT232 với EEPROM. Chân EECS (chân 32) được nối trực tiếp với chân chip select của EEPROM. EESK (chân 1) được nối tới chân đồng hồ (SK) của EEPROM. EEDATA (chân 2) nối trực tiếp với Data In của EEPROM. Do cùng điều kiện điện thế nên chân Data Output (Dout) của EEPROM có thể đồng thời điều khiển bởi chân EEDATA của FT232BM. Để tránh xung đột dữ liệu trong điều kiện này thì chân Dout của EEPROM được nối với EEDATA của FT232BM qua điện trở 2,2k.

Trong quá trình USB khởi động hay reset thì FT232BM sẽ kiểm tra EEPROM để kiểm tra xem có EEPROM nối với nó khôngvà dữ liệu trên đó có hợp lệ không? Nếu cả 2 điều kiện trên thoả mãn thì FT232BM sẽ sử dụng dữ liệu trong EEPROM, nếu không thì nó sẽ sử dụng giá trị ngầm định. Nếu một lệnh hợp lệ được phát tới EEPROM từ FT232BM thì EEPROM sẽ báo

cho biết đã nhận được lệnh bằng cách đưa chân Dout của nó xuống mức thấp. Để kiểm tra điều kiện này, cần thiết phải đưa Dout lên mức cao bằng cách sử dụng điện trở 10k (nối với Vcc). Nếu không nhận được lệnh thì EEDATA sẽ ở mức cao do điện trở 10k nối với Vcc trong mỗi phần của chu kì và thiết bị sẽ nhận một lệnh không hợp lệ hoặc không có EEPROM.

Có 2 loại EEPROM trên thị trường – một loại có dung lượng bus 16 bits và loại kia là 8 bits. FT232BM đòi hỏi EEPROM với độ rộng bus 16 bit ví dụ như loại 93LC46B. EEPROM phải có khả năng đọc dữ liệu với tốc độ đồng hồ 1Mb với nguồn nuôi 4.4V tới 5.25V.

Hãy xét chân 6 và 7 của EEPROM. Một số thì ghi rõ nó không để kết nối gì cả, còn một số lại sử dụng nó để chọn chế độ 8/16 bit hoặc để kiểm tra. Do vậy cần phải xem xét cẩn thận các chế độ của nó.

Ta hoàn toàn có thể “chia sẻ” EEPROM giữa FT232BM với các thiết bị ngoại vi khác như là MCU. Tuy nhiên điều này chỉ được thực hiện khi FT245BM ở chế độ Reset, tương ứng với EEPROM ở chế độ 3 trạng thái tại thời điểm đó. Với một kết cấu thông thường có thể sử dụng 4 bit của một cổng IO của MCU. 1 bit có thể sử dụng để giữ cho FT232BM sử dụng chế độ Reset khi đang hoạt động, còn 3 bít còn lại có thể kết nối tới chân EECS, EESK và EEDATA của FT232BM để cho phép đọc/ghi dữ liệu vào EEPROM tại thời điểm đó. Khi mà MCU đọc/ghi dữ liệu vào EEPROM thì nó có thể đặt chân RESET# lên mức cao và cho phép FT232BM tự định dạng và đếm thông qua USB.

Một phần của tài liệu Tổng quan giao diện máy tính - Thiết kế giao diện USB sử dụng chíp FT232BM (Trang 63 - 64)