- Bô còn tiếp nhận rác từ 1 số hộ sinh sống, hoạt động trong các vùng gần bô.
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN TÂN BÌNH
SINH HOẠT TẠI QUẬN TÂN BÌNH
5.1 Mục tiêu đến năm 2030
- Ngăn chặn ngay tình trạng xả rác bừa bãi và cải thiện một bước cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường thành phố. Tạo sự chuyển biến tích cực làm động lực phát triển cho giai đoạn về sau trong công tác bảo đảm vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
- Thực hiện xong việc lập quy hoạch quản lý và xử lý rác đô thị: đóng cửa các bãi rác không hợp vệ sinh, hình thành các khu xử lý rác ở các hướng của thành phố, liên hệ với các địa phương xung quanh cùng hợp tác giải quyết rác thải, tùy điều kiện cụ thể lựa chọn công nghệ xử lý rác thích hợp hoặc chôn lấp hợp vệ sinh hoặc chế biến thành phân bón hoặc xử lý thành năng lượng hoặc kết hợp các công nghệ (ứng dụng công nghệ xử lý rác mới).
- Trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện, bảo hộ lao động đầu đủ cho ngành vệ sinh.
- Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của ngành vệ sinh, thực hiện từng bước việc xã hội hóa công tác đầu tư và dịch vụ trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tồn trữ và xử lý rác thải.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý rác thãi,thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
- Đảm bảo chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tiến hành tái sử dụng, tái chế phế liệu thu hồi từ rác, giảm thiểu lượng rác tối đa đưa đến các khu xử lý rác.
- Thu gom , vận chuyển và xử lý được 100% tổng lượng rác thải sinh hoạt - Thu gom xử lý triệt để rác y tế bằng công nghệ đốt tiên tiến, xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ tiên tiến thích hợp.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị bảo đảm đồng bộ về luật pháp, về đầu tư phát triển, về tổ chức bộ máy điều hành, về chính sách tạo nguồn tài chính
5.2 Đề xuất biện pháp quản lý
5.2.1 Các biện pháp hoàn thiện việc quản lý rác tại quận Tân Bình5.2.1.1 Biện pháp hoàn thiện công tác thu gom 5.2.1.1 Biện pháp hoàn thiện công tác thu gom
- Cần phải tăng cường, đầu tư thêm phương tiện, trang thiết bị… để phục vụ tốt cho công tác thu gom nhằm đáp ứng về việc gia tăng dân số từ nay đến năm 2030.
- Cần cải tiến phương tiện thu gom theo hướng cơ giới hóa, sử dụng đồng bộ thùng 660L để thu gom rác kể cả công nhân vệ sinh của công ty hay vệ sinh dân lập.
- Ngày nay nhiều tuyến đường được mở ra nên với số lượng công nhân hiện nay là không đủ cần phải tăng cường số lượng công nhân nhằm đảm bảo cho việc thu gom rác được hoàn thành tốt .
- Việc thu gom rác là một công việc nặng và độc hại cần phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân và có một chính sách hợp lý cho công nhân trong việc bảo vệ sức khỏe trong lao động.
5.2.1.2. Biện pháp hoàn thiện công tác vận chuyển
- Phải thường xuyên thay bảo trì và thay đổi công nghệ vận chuyển cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước nhằm giảm bớt các công đoạn không cần thiết.
- Đội vận chuyển cần tới những điểm hẹn thu gom rác đúng giờ nhằm đảm bảo cho công tác vận chuyển đúng giờ để tránh tình trạng thùng thu gom rác 660l đứng đợi trên đường gây ách tắc giao thông và làm mất cảnh mỹ quan đô thị.
- Đối với các tuyến đường dài (>5 km) thì tập trung từ 3 điểm hẹn trở lên để thu gom, đối với tuyến đường ngắn (<5 km) thì chỉ cần 2 điểm hẹn để thu gom.
- Đối với trạm trung chuyển:
• Bố trí ở các tuyến đường rộng hơn để tránh gây ùn tắc giao thông.
• Qui hoạch xây dựng trạm trung chuyển mới ở cách xa khu dân cư. • Xây dựng trạm phải đồng bộ.
5.2.1.3 Biện pháp hoàn thiện công tác trung chuyển
Phun xịt thường xuyên và có phương pháp giám sát việc phun xịt các chể phẩm khử mùi và diệt côn trùng.
Điều chỉnh lại thời gian vận chuyển rác từ bô đi bãi chôn lấp để tránh kẹt xe ngay cửa bô.
Bô phường 15 không có hệ thống thu và xử lý nước rỉ rác. Vì vậy nên xây dựng hệ thống cống thu nước rỉ rác. Do diện tích chật hẹp nên không xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác mà vận chuyển Đông Thạnh như CITENCO đang làm với nước rỉ rác tại trạm Quang Trung.
5.2.2. Sử dụng các công cụ hỗ trợ 5.2.2.1.Công cụ pháp lý
Hiện nay vấn đề về rác thải sinh hoạt và chất thải y tế, chất thải nguy hại đang là một đề tài nóng bỏng vì vậy chúng ta phải áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước vào công tác quản lý để đảm bảo cho mọi cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ, trung thực trong công tác quản lý các loại chất thải hiện nay.
a. Xử phạt hành chính:
Áp dụng xử phạt hành chính (mức phạt đề nghị) với các hành vi sau:
• Vứt rác bừa bãi nơi công cộng: phạt 50.000 đồng/lần, nhặt rác trở lại vào thùng.
• Vứt rác xuống dòng nước: phạt 60.000 đồng/lần, nhặt lại bỏ vào thùng.
• Các cơ quan trường học nào không thực hiện tốt việc thu gom rác, gây mùi hôi thối cho môi trường xung quanh, phạt 200.000 đồng/lần vi phạm,
sau đó phải quét dọn cho thạt sạch và bỏ rác vào đúng nơi qui định, nếu tái phạm sẽ tăng mức phạt lên cao hơn nữa.
Để có sự chấp thuận của cộng đồng, cần tiến hành lắp đặt nhiều thùng rác công cộng hơn nữa, thực hiện vệ sinh đường phố và các nơi công cộng sạch và thường xuyên hơn.
Các tổ thu gom rác cũng cần có nhận thức: quét cho sạch, thu gom hết rác để người dân thấy đó mà noi theo.
Muốn tiến hành biện pháp trên thì mỗi phường phải thành lập 1 tổ, tổ này được gọi là công an môi trường. Phải am hiểu về môi trường và có chứng nhận đã qua khóa đào tạo. Mỗi nhóm có thể có 2 – 3 người.