Phương tiện lao động của đội do ban chỉ huy quản lý gồm 208 thùng 660l dùng để thu gom rác trên địa bàn Tất cả phương tiện thu gom đều

Một phần của tài liệu quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55 - 58)

- Qúa trình phân hủy hiếu khí

Phương tiện lao động của đội do ban chỉ huy quản lý gồm 208 thùng 660l dùng để thu gom rác trên địa bàn Tất cả phương tiện thu gom đều

được sơn màu vàng cam, ngoài ra còn có 1 số thùng 240l được sử dụng thêm khi cần thiết. Năm 2009 các phương tiện vận chuyển thu gom rác thô sơ đều không còn (xe ba gác đạp, ba gác máy, xe đẩy…), ngoài ra tất cả các công cụ, dụng cụ (chổi, ki sắt, đèn báo…) cho việc lao động cũng như quần áo bảo hộ đều được Sở Tài Chính qui định và thay đổi theo đơn giá và tình hình thực tế.

3.2.2 Quy trình thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận Tân Bình:Quy trình thu gom Quy trình thu gom

Hiện nay Q.Tân Bình có 1 trạm trung chuyển là bô phường 15. Gọi như vậy vì bô rác này nằm trên đường Phạm Văn Bạch thuộc phường 15, Quận Tân Bình. Bô bắt đầu hoạt động từ năm 1994 với tổng diện tích là 1014m2 ( 39mx26m).

Mỗi đội có 5 tổ, mỗi quí luân phiên thay đổi địa bàn theo 1 chu trình khép kín nhằm tạo điều kiện cho các tổ hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết, nhất là cho các tổ

nắm rõ hết những tuyến đường trong khu vực của đội để thực hiện công việc thuận lợi, chủ động hơn.

Công nhân chịu trách nhiệm thu gom quét dọn tuyến đường chính. Để thuận lợi cho việc quét công ty sẽ chia ra làm 3 cấp độ để đảm bảo vệ sinh cũng như chi phí mang lại hiệu quả cao nhất vì tiêu chuẩn và số lượng rác cho mỗi tuyến khác nhau

- Đường cấp 1: đường bê tông - nhựa nghĩa là những tuyến đường trọng điểm

- Đường cấp 2: đường bê tông - xi măng và xi măng (chủ yếu là đường hẻm) - Đường cấp 3: đường đất đỏ, đất đá chỉ thu gom và không thực hiện quét (Cấp 1,2 được quét mỗi ngày 1 lần). Trong quá trình quét công nhân quét lòng đường, lề đường cách lòng đường 1m và các miệng hố thu nước mưa.

Quá trình quét dọn thu gom rác của công nhân vệ sinh

Bước 1:

- Thu gom rác phát sinh có khối lượng nhỏ, thu gom rác đống, bịch trên đường phố 1 lượt do các hộ gia đình và người dân buôn bán thải ra bỏ vào thùng 660L

Bước 2: quét dọn thu gom rác vào thùng 660L

- Công nhân đẩy thùng rác 660L dọc theo tuyến đường và dùng chổi, xẻng, ky hốt rác chất thành đống cho vào thùng chờ xe ép đến lấy (không quá 30 phút)

- Lấy thùng rác dự trữ hoặc chờ sau khi giao rác cho xe cơ giới xong tiếp tục thu gom trên các lộ trình được phân công cho đến khi sạch rác khu vực được giao.

Bước 3: Chuyển rác từ thùng 660L sang xe chuyên dùng

- Tại điểm hẹn khi xe cơ giới đến công nhân thu gom rác đổ vào gàn xe ép, quét dọn điểm nạp rác.

Đối với 1 số khu vực trung tâm hoặc khu dân cư buôn bán đông đúc, đường phố bẩn nên thường bố trí 1 số công nhân thường trực vệ sinh.

Một số lao động được đảm nhiệm theo định mức là 6000m2 đường (1 ngày công = 6000m2 = 28m3 tương đương 250 hộ dân)

3.2.3 Hoạt động thu gom của đội vệ sinh dân lập

Bên cạnh lực lượng công nhân vệ sinh còn có lực lượng vệ sinh dân lập thu gom rác từ các hộ gia đình ở các tuyến hẻm nhỏ. Là lực lượng tương đối lớn (cả về nhân sự và phương tiện thu gom)

Về nhân sự Quận Tân Bình có 15 phường - Công ty quản lý 7 phường (1,2,6,8,9,10,11)

- Số còn lại do các phường quản lý theo QĐ 5424 (3,4,5,7,12,13,14,15) Quy trình thu gom chưa thống nhất còn tùy thuộc vào phương tiện và cách thức thu gom khác nhau. Vệ sinh dân lập cùng với công nhân vệ sinh thu gom được khoảng 70% các hộ dân , cơ quan trên địa bàn Quận. Số còn lại do ý thức người dân kém, một số hộ vức rác bừa bãi, đặc biệt là ở khu vực ven kênh nhiêu lộc.

Thời gian lao động

Vì tính chất đặc biệt của công việc nên họ không thể thực hiện công việc trong giờ sinh hoạt của người dân mà bắt đầu khi người dân chuẩn bị nghỉ ngơi . Vì vậy, họ bắt đầu công việc từ 17h → 23h gồm 2 ca

- Ca 1 :17h → 20h thu gom rác hộ dân

- Ca 2 : 20h → 23h quét dọn (Kéo dài vào các ngày lễ, tết)

Ngoài ra buổi sáng còn thực hiện các ca quét đường từ 5h30 → 8h đối với những tuyến đường trọng điểm (thu gom rác do người dân vứt bỏ, khách vãng lai, người đi đường)

Một phần của tài liệu quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55 - 58)