Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 91 - 94)

- Đa dạng hóa hình thức CVXK:

Cho phép NHPTVN được tài trợ cho xuất khẩu với những nghiệp vụ rộng mở hơn thay vì cho vay trực tiếp.

- Chủ động áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực CVXK:

Việc áp dụng các thông lệ quốc tế nhằm tránh vi phạm các nguyên tắc cơ bản của WTO thông qua việc tuân thủ các quy định tài chính của Hiệp định OECD, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM) như: lãi suất, mức cho vay, thời hạn trả nợ. Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu các hình thức tài trợ phù hợp, tránh hình thức tài trợ bị cấm theo quy định, sửa đổi cơ chế lãi suất, phí phù hợp với thông lệ quốc tế vừa đảm bảo duy trì sự hỗ trợ cần thiết với các DN xuất khẩu, đảm bảo khả năng xuất khẩu được hàng hóa

và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt nam trên thị trường thay vì quy định một mức lãi suất cố định như hiện nay.

- Thay đổi cơ bản cơ chế điều hành lãi suất:

Như đã phân tích ở trên việc sửa đổi chính sách lãi suất hiện nay là cần thiết không chỉ nhằm phù hợp hơn với thông lệ tín dụng, mà còn có ý nghĩa quan trọng giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước cho cấp bù chênh lệch lãi suất, góp phần giảm bội chi ngân sách Nhà nước và hơn thế nữa, nó tạo sự đồng bộ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của quốc gia.

Bộ Tài chính có vai trò quan trọng là người tư vấn cho Chính phủ về mảng chính sách CVXK của Nhà nước vì vậy, NHPTVN kiến nghị Bộ Tài Chính sửa đổi quy định về lãi suất CVXK của Nhà nước như sau:

- Tăng tính chủ động của NHPTVN:

Cho phép ngân hàng được quyền quyết định lãi suất cho vay trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. Việc quyết định cho vay và các điều kiện tín dụng (trong đó có lãi suất) sẽ phải thực hiện theo thông lệ, được dựa trên sự đánh giá về mức rủi ro của Khoản vay, độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn và khả năng vốn của ngân hàng. Việc xác định khung lãi suất rất mở và lãi suất cho vay cụ thể do cơ quan cho vay quyết định dựa theo các thông lệ tín dụng (quyết định dựa trên độ tín nhiệm, tính khả thi... của dự án) là phù hợp với quy định của WTO và theo nguyên tắc thị trường; là một minh chứng tốt cho việc thực thi đúng các cam kết gia nhập WTO.

- Cần áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, không áp đặt cố định lãi suất cho vay từ khi ký hợp đồng tín dụng cho mọi khoản rút vốn.

- Cần bãi bỏ quy định “số lần tối đa công bố lãi suất là 2 lần/năm”: Trên thực tế quy định này phản ánh sự cứng nhắc và thiếu linh hoạt trong điều hành lãi suất, nó không phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường nhất là trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động.

Ổn định danh mục mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách, nâng cao công tác quy hoạch ngành vùng, minh bạch và chuẩn hóa các điều kiện được cung cấp tín dụng xuất khẩu.

- Bên cạnh những nhân tố như yêu cầu về đảm bảo tiền vay, thời hạn cho vay, sự không ổn định của danh mục mặt hàng thuộc diện được hưởng chính sách CVXK cũng là một rào cản đối với DN. Việc xác định danh mục theo thời hạn từng năm làm ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn để phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu trong thời gian dài của DN, gây ra sự bất ổn về tâm lý đối với người vay vốn tại NHPTVN.

Do vậy về lâu dài, kiến nghị Chính phủ gắn mặt hàng vay vốn CVXK phù hợp với mục tiêu chiến lược, kế hoạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khuôn khổ kế hoạch đó Chính phủ cần có nghiên cứu ổn định danh mục mặt hàng trong thời gian từ 3 năm trở lên để đảm bảo tính ổn định của Chính sách, ổn định tâm ký và nâng cao khả năng kế hoạch hóa nguồn vốn cho các DN thuộc diện được hưởng chính sách TDXK. Ngoài ra, khi nền sản xuất phát triển nên quy định tỷ lệ nội địa hóa và giá trị hợp đồng xuất khẩu để kích thích những giao dịch lớn, tăng hàm lượng giá trị của hàng hóa Việt Nam trong giá trị hàng hóa xuất khẩu, tận dụng lợi thế trong nước. Bên cạnh đối tượng được hưởng ưu đãi là hàng hóa cần bổ sung thêm đối tượng là các dịch vụ xuất khẩu có tính mũi nhọn, có tiềm năng để khuyến khích khu vực này phát triển.

- Một trong những nguyên tắc cơ bản của hội nhập quốc tế là phải đảm bảo tính minh bạch của chính sách. Do đó, chính sách CVXK của Chính phủ cần được thiết kế một cách rõ ràng với những điều kiện, nội dung cụ thể, nâng cao khả năng thực thi của chính sách.

- Cơ chế huy động vốn cũng cần rõ ràng và tự chủ hơn trên cơ sở đảm bảo được hiệu quả của hoạt động và cho vay theo lãi suất gần với thị trường.

Chính phủ cũng cần quan tâm bố trí nguồn lực thích hợp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu thông qua các hình thức như cấp vốn điều kệ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, cho phép NHPTVN vay vốn tại các Quỹ tài chính của Chính phủ, cho phép phát hành trái phiếu chính phủ hoặc Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn với lãi suất rẻ hơn lãi suất thị trường, từ đó giảm mức cấp bù của ngân sách nhà nước và giảm được mức vốn cho vay mà không vi phạm quy định quốc tế về lãi suất.

- Đề nghị Bộ Công Thương và các Hiệp hội ngành hàng phối hợp xây dựng hệ thống thông tin về quốc gia, dự báo về ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu.

- Đề nghị Ngân hàng Trung ương có những hướng dẫn cụ thể về tổ chức các nghiệp vụ và đẩy nhanh tốc độ triển khai thanhtoán cho khách hàng và cung ứng dịch vụ thanh toán tại NHPTVN. Thanh toán trực tiếp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho việc giải ngân vốn tín dụng nói chung trong đó có vốn CVXK, tạo chất lượng, hiệu quả cao cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 91 - 94)