Có thể đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động của NHPTVN trong thời gian qua bằng cách phân tích các báo cáo tài chính trong ba năm 2006, 2007, 2008.
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục 2006 2007 2008
A – Tài sản
Tiền mặt 5.999 9.672 1.130
Tiền gửi 13.426.148 18.997.129 21.123.432 Tài sản trong hoạt động nghiệp vụ 96.196.730 110.373.909 132.356.784 Các khỏan phải thu 5.212.277 4.649.041 4.154.236 Tài sản cố định 333.806 534.206 632.541 Tài sản có khác 60.250 476.682 512.124
Tổng tài sản 115.235.210 135.040.639 158.780.247
B – Nguồn vốn
Tiền gửi của KBNN, TCTC, TCTD 1.428.608 271.909 167.909 Tiền gửi của TCKT, khách hàng 5.594.776 4.312.591 2.215.359 Vay NSNN, TCTC, TCTD 23.193.210 17.316.350 28.312.458 Vốn ủy thác đầu tư 49.266.881 53.178.770 58.325.179 Phát hành giấy tờ có giá 25.753.000 49.588.000 52.326.148 Các khoản phải trả, phải nộp 2.035.282 2.201.976 2.751.318 Tài sản Nợ khác 760.340 792.659 831.329 Vốn của NHPT 5.387.927 5.782.332 6.054.379 Quỹ của NHPT 1.016.952 880.114 1.106.181 Kết quả hoạt động chưa phân phối 798.234 715.938 689.987
(Nguồn: Ngân hàng phát triển Việt Nam)
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh NHPTVN năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị trính: Triệu đồng
(Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Nhìn vào báo cáo tài chính, có thể thấy NHPTVN đã có một năm 2008 gặp nhiều sóng gió cũng như đại đa số các ngân hàng khác ở Việt Nam. Chính sách tiền tệ của Chính phủ chuyển từ nới lỏng sang thắt chặt làm các ngân hàng khá điêu đứng và buộc phải có những thay đổi nhanh chóng để tồn tại. Là một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, hoạt động phục vụ cho phát triển đầu tư, hỗ trợ Xuất khẩu, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, song không vì thế mà NHPTVN tránh được những ảnh hưởng xấu từ thị trường.
Tài sản, nguồn vốn của NHPTVN tăng trong năm 2008 (từ 135.040.639 triệu đồng lên 158.780.247 triệu đồng), song không như NHTM, việc tăng giá trị tài sản tại một ngân hàng chính sách như NHPTVN chưa chắc đã là tín hiệu tốt. Nguồn vốn của NHPTVN tăng chủ yếu là do sự gia tăng của việc phát hành giấy tờ có giá (tăng gần 3 nghìn tỷ), nhận vốn ủy thác (tăng gần 5 nghìn tỷ) và việc đi đi vay từ Ngân sách Nhà nước và các tổ chức tài chính khác (hơn 11 nghìn tỷ), trong đó việc gia tăng của các khoản đi vay là đáng bàn nhất. Hơn nữa, nhìn vào việc tài sản tăng tại một Ngân hàng chính sách cũng không thể đưa ra khẳng định là ngân hàng hoạt động tốt nên
Khoản mục 2006 2007 2008
Thu lãi cho vay 1.866.580 2.489.526 2.582.264 Thu lãi tiền gửi 690.061 1.657.654 1.475.123 Thu ngoài lãi 1.905776 1.202.760 1.066.195
Tổng thu nhập 4.462.417 5.349.940 5.123.582
Chi trả lãi tìền vay 1.618.999 1.637.993 1.632.559 Chi trả lãi tiền gửi 497.066 515.812 524.321 Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá 1.486.949 2.298.024 2.136.985 Chi ngoài lãi 404.783 626.200 659.399
Tổng chi phí 4.007.797 5.078.029 4.953.264
mới có nhiều lợi nhuận để mua sắm thêm tài sản. Các chỉ tiêu về chất lượng dự án, thời gian giải ngân, các hợp đồng bảo lãnh… mới chính là những mấu chốt để nói về hiệu quả của hoạt động NHPTVN.
Tuy nhiên, có thể nói, trong vòng 3 năm hoạt động, với vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình, NHPTVN đã thực sự chứng minh được tầm quan trọng của mình đối với hoạt động đầu tư phát triển và đầu tư xuất khẩu, thực hiện tốt nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho. Đó là một sự nỗ lực lớn từ các cán bộ ngân hàng. Không thể tránh khỏi những thiếu sót khi mới chập chững đứng lên hoạt động, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, kết quả mà NHPTVN đạt được trong thời gian qua là đáng khích lệ.