XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1 Định hướng cho hoạt động CVXK tại NHPTVN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 72 - 79)

3.1 Định hướng cho hoạt động CVXK tại NHPTVN

3.1.1 Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến năm 2010, những cơ hội và thách thức.

Quá trình phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn vừa qua và định hướng trong tương lai yêu cầu phải đổi mới hoạt động hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu nói chung và tín dụng tài trợ xuất khẩu nói riêng xuất phát từ những lý do sau:

- Nhu cầu nội tại của nền kinh tế trong nước, dự kiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 17,5%, sẽ có khoảng 500.000 DN được thành lập trên phạm vi cả nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của DN, hoạt động xuất khẩu sẽ diễn ra với quy mô, hình thức và tốc độ lớn hơn. Từ đó, nhu cầu của DN được bảo vệ trước các rủi ro trong giao dịch xuất khẩu sẽ càng lớn hơn, vì vậy cần phải có sự đổi mới về cơ chế tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

- Nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế quốc tế, Sau hơn 10 năm kể từ khi bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã được là thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 07/11/2006. Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc phải tuân thủ những luật chơi đã được vạch ra.

- Việt Nam đã cam kết cắt bỏ hàng loạt những hàng rào bảo hộ được thiết lập trong giai đoạn trước đây, nhiều hạng mục thuế quan đã được cắt bỏ và cam kết cắt bỏ theo lộ trình gia nhập WTO. Chính sách ưu đãi về thuế, đất

đai, hỗ trợ tài chính được đánh giá là không phù hợp với quy định quốc tế cũng đang được nghiên cứu để cắt bỏ dần.

- Đối với lĩnh vực ngân hàng, việc mở cửa tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, các Ngân hàng có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ quản trị, điều hành, phát triển các sản phẩm - dịch vụ mới và kỹ năng kinh doanh, nhất là về các hoạt động nghiệp vụ mà các ngân hàng trong nước chưa có hoặc ít có kinh nghiệm như: kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, các ngân hàng trong nước có điều kiện thuận lợi để tăng vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng với sự tham gia của các đối tác chiến lược là các ngân hàng có danh tiếng trên thế giới. Song yêu cầu các Ngân hàng phải cải tiến quy trình quản trị phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tăng tính minh bạch và việc cải thiện môi trường làm việc và văn hóa kinh doanh.

- Trong lĩnh vực xuất khẩu, nhiều chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam như thưởng xuất khẩu, trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu hay Quy chế hỗ trợ xuất khẩu 133 đã được thay thế.

- Kết hợp cả yêu cầu trong hai lĩnh vực trên, Nghị định số 151/2006/NĐ- CP ngày 20/12/2006về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đã được điều chỉnh theo hướng phù hợp với quy định của WTO, theo đó điểm quan trọng nhất là việc lãi suất cho vay được nâng lên phù hợp với lãi suất thị trường; về đối tượng vay vốn trên thực tế không chịu tác động của việc gia nhập WTO nếu như lãi suất đã phù hợp với lãi suất thị trường. Như vậy, trên thực tế hoạt động TDXK của NHPTVN sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO chịu tác động chủ yếu bởi quy định tại Nghị định về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các tác động gián tiếp khác từ nền kinh tế nói chung.

Với những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức khi tham gia vào nền kinh tế thế giới, cũng như tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, Nhà nước vẫn chủ trương phát triển xuất khẩu với những chiến lược phát triển cụ thể như sau:

- Mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu của nước ta trong giai

đoạn 2006-2010 là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, trước hết là cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô.

- Các quan điểm chủ đạo về phát triển xuất khẩu trong giai đoạn

2006-2010 cần được thực hiện để đạt được mục tiêu trên: Tiếp tục kiên trì chủ trương dành ưu tiên cao cho xuất khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động. Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, vừa chú trọng thị trường trong nước, vừa quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu. Giữ vững các thị trường lớn, trọng điểm đồng thời đa dạng hoá hơn nữa thị trường xuất khẩu để tránh lệ thuộc, rủi ro trong xuất khẩu. Gắn thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu, thông qua đó giảm nhập siêu. Khuyến khích, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong hoạt động xuất – nhập khẩu nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp.

+ Về quy mô và tốc độ tăng trưởng: dự kiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 17,5% và đạt trên 72,5 tỉ USD vào năm 2010. Trong giai đoạn này, hai khâu trọng tâm để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu là tập trung vào nhóm hàng công nghiệp để mở rộng sản xuất, khai thác thêm những mặt hàng mới, thị trường mới và đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của nhóm hàng nông sản.

+ Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu: Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỉ trọng hàng thô.

+ Về dịch vụ xuất khẩu: Với tiềm năng và thế mạnh phát triển, lĩnh vực dịch vụ được xác định là một trong những lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn nhằm mục tiêu đổi mới cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và góp phần tăng tốc xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập. Một số ngành dịch vụ mới và coi đây là những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong thời gian tới, như ngành dịch vụ gia công phầm mềm, các dịch vụ phục vụ hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, các dịch vụ phục vụ hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài là một trong những lĩnh vực xuất khẩu trọng tâm của giai đoạn này.

+ Về cơ cấu thị trường xuất khẩu: Dự kiến khu vực Châu Á giảm dần tỉ trọng từ 48,8% năm 2006 xuống còn 45,5% năm 2010 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam, đến năm 2010 đạt khoảng 33 tỉ USD với những mặt hàng trọng tâm là hàng tiêu dùng, gạo, thực phẩm, nông sản chế biến và một số loại sản phẩm điệ, điện tử; Hàng hoá sang thị trường Châu Âu tăng nhẹ tỉ trọng từ 18,2% lến 20%, đến năm 2010 đạt khoảng 15,9 tỉ USD với những mặt hàng nông thuỷ sản chế biến, hàng công nghiệp nhẹ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ vào EU, thị trường Nga và Đông Âu cần được đẩy mạnh và khai thác và đưa vào những mặt hàng cao su, cà phê,

thực phẩm, rau quả, hoá mỹ phẩm, dệt may, giày dép; Xuất khẩu vào thị trường Châu mỹ tăng dần từ 21,5% lên 24%, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 16,7 tỉ USD với những mặt hàng như dệt may, giày dép, thuỷ sản, đồ gỗ, máy móc thiết bị, điện tử, hạt điều, cao su, đồ gốm sứ,vali, túi sách, mũ nón; Châu Phi tăng từ 2,2% lên 2,8%, kim ngạch đến năm 2010 đạt khoảng 2,8 tỉ USD với các mặt hàng thuỷ sản, đồ gỗ, hàng cơ khí, máy móc động cơ điện, hoá mỹ phẩm, cà phê, hạt tiêu; Châu Đại Dương đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 5,6 tỉ USD, các mặt hàng tập trung khai thác là dệt may, giày dép, thuỷ sản, xe đạp, đồ nội thất, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, cà phê, hạt điều.

- Chiến lược xuất khẩu của nước ta trong giai đoạn này là hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của từng khu vực thị trường, đây cũng là định hướng phát triển cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này các DN đứng trước nhiều thách thức lớn khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh với các nước khác càng gay gắt, vừa phải giữ được thị trường trong nước vừa phải vươn ra thị trường quốc tế. Để làm được điều này Chính phủ cũng cần có những chính sách tài trợ xuất khẩu thích hợp, trong đó một chính sách đầu tư thoả đáng không chỉ làm gia tăng sản lượng mà cần chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng và hạn giá thành sản phẩm xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, DN và hàng hoá - dịch vụ Việt Nam. Nhà nước sẽ tập trung cho những khâu đòi hỏi vốn lớn có tác dụng cho nhiều DN như xây dựng hạ tầng, kho bãi, bến cảng, thành lập trung tâm thương mại và kho ngoại quan ở nước ngoài..., những khâu còn lại Nhà nước chỉ ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích DN, cá nhân chủ động đầu tư sản xuất kinh doanh, xoá bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp vốn, sử dụng các biện pháp gián tiếp

như thuế, chính sách tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm, thúc đẩy xúc tiến thương mại...

3.1.2 Định hướng cho hoạt động CVXK tại NHPTVN

* Nhận định về những thách thức của năm 2009-2010 đối với công tác tín dụng xuất khẩu:

- Suy thoái kinh tế không loại trừ các ngân hàng quốc tế uy tín, nhiều ngân hàng thua lỗ nặng nề thậm chí phải đối mặt với nguy cơ phá sản (một số ngân hàng lớn của Mỹ đã phá sản trong năm 2008: Washington Mutual, Lehman Brothers ...). Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các DN nhập khẩu nước ngoài, làm gia tăng nguy cơ đối với các DN xuất khẩu Việt Nam đồng thời tăng độ rủi ro đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu của NHPTVN.

- Năng lực dự báo thị trường của các DN xuất khẩu cũng như của các Bộ ngành còn rất hạn chế. Thêm vào đó tập quán kinh doanh “chộp giật” của nhiều DN tiếp tục cản trở sự phát triển của xuất khẩu Việt Nam.

- Xuất khẩu sẽ khó khăn hơn dẫn đến cạnh tranh giữa các NHTM trong lĩnh vực xuất khẩu cũng gay gắt hơn;

- Một số cơ chế tín dụng xuất khẩu hiện hành chưa thực sự linh hoạt như chính sách lãi suất... làm giảm tính chủ động của NHPTVN khi đối phó với các diễn biến thị trường.

* Nhận định về những cơ hội của năm 2009-2010 đối với công tác tín dụng xuất khẩu:

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (cũng như mặt hàng chủ yếu vay vốn tín dụng xuất khẩu tại NHPTVN) là các mặt hàng thiết yếu như nông sản, khủng hoảng kinh tế có thể khiến nhu cầu đối với các mặt hàng này suy giảm nhưng không thực sự nghiêm trọng.

- Nguy cơ thiểu phát cũng có thể được xem xét trên khía cạnh tích cực, đó là giá cả đầu vào giảm, DN xuất khẩu vẫn có khả năng thu lợi nhuận

mặc dù mặt bằng chung xuất khẩu giảm, đây là một động lực kích thích hoạt động xuất khẩu.

- Mở rộng thị trường để phân tán rủi ro và tìm cơ hội tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, châu Âu... Trong năm 2009 -2010, những thị trường ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng như châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông... có thể là cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

* Định hướng lâu dài đối với công tác TDXK

Về định hướng lâu dài, trở thành một tổ chức tài trợ xuất khẩu chính thức mang tính chuyên nghiệp, NHPTVN phải theo hướng thích nghi với các quy định của quốc tế về lĩnh vực tín dụng xuất khẩu, đồng thời đảm bảo được tính chất hỗ trợ cho các DN trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có tính chiến lược để thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong phát triển kinh tế, cụ thể là:

- Phải phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành và các cam kết quốc tế, trong đó có việc tuân thủ các quy định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, không phân biệt thành phần kinh tế.

-Đối tượng vay vốn Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cần phải được rà soát chặt chẽ, phù hợp với khả năng nguồn lực và chiến lược dài hạn của đất nước trong từng giai đoạn đồng thời nâng cao tính ổn định của đối tượng.

- Khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện thời gian qua, cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại vào hoạt động Tín dụng xuất khẩu, tăng cường kiểm soát tín dụng và rủi ro tín dụng, cán bộ phải được tuyển chọn kỹ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, năng lực và được đào tạo bài bản, nâng cao khả năng làm việc và phục vụ khách hàng của các cán bộ nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp.

- Tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm của các tổ chức tài trợ xuất khẩu chính thức, tiến tới đa dạng các hình thức Tín dụng xuất khẩu, tuy nhiên phải căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu của DN và điều kiện thực hiện để có các bước triển khai phù hợp và khả thi song tựu chung ngoài hình thức tín dụng người bán phát triển thêm tín dụng người mua; Bảo lãnh xuất khẩu (bao gồm bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,v.v..) và Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 72 - 79)