Hình thức cho vay: Cho vay xuất khẩu tại NHPTVN có hai hình thức chính, đó là: Cho vay NXK và Cho vay NNK, bao gồm cho vay trước và sau khi giao hàng.
Tất các các dự án được NHPTVN cấp vốn mang tính chất hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn không nằm trong các hình thức trên bởi lẽ theo quý chế mới, những dự án đó được xếp vào các khoản tín dụng phục vụ cho đầu tư phát triển. Như vậy, từ thời điểm này, khi nhắc về cho vay xuất khẩu thì có nghĩa là đang nhắc đến các khoản cho vay xuát khẩu ngắn hạn tại Ngân hàng này.
Đối tượng cho vay: NXK có hợp đồng xuất khẩu và NNK có hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu như trong bảng 1 phần Phụ lục.
Điều kiện cho vay:
2. NXK đã ký kết hợp đồng xuất khẩu và NNK có hợp đồng nhập khẩu đã ký kết với tổ chức, DN Việt Nam.
3. Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được NHPTVN thẩm định và quyết định cho vay.
4. NXK và NK có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 5. Điều kiện khác:
a. NXK phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay, phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong thời hạn vay vốn.
b. NNK phải được Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương của nước họ bảo lãnh vay vốn.
Mức vốn cho vay:
1. Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký hoặc L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng.
2. Mức vốn đối với từng trường hợp do NHPTVN quyết định. Thời hạn cho vay:
1. Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của NXK hoặc NNK nhưng không quá 12 tháng.
2. Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì NNK mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu thì NHPTVN đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giải quyết.
Đồng tiền vay và lãi suất cho vay:
1. Đồng tiền vay là đồng Việt Nam (VND). Việc cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với hợp đồng xuất khẩu có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu mà NXK có nguồn thu ngoại tệ để tài trợ.
2. Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng VND và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định phù hợp với lãi suất thị trường.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất nợ trong hạn theo hợp đồng tín dụng.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất CVXK để NHPTVN thực hiện. Số lần công bố lãi suất hàng năm tối đa là 2 lần.
Thực hiện giải ngân:
Việc thực hiện giải ngân phải đảm bảo thực hiện theo đúng nguyên tắc sau:
1. Giải ngân trên cơ sở đề nghị của Khách hàng theo đúng tiến độ và mục đích sử dụng tiền vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký.
2. NHPTVN giải ngân bằng tiền mặt hoặc giải ngân vào tài khoản của đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho Khách hàng hoặc giải ngân vào tài khoản của Khách hàng.
3. NHPTVN giải ngân bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với các trường hợp Khách hàng có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và được chấp thuận để nhập khẩu nguyên liệu mà NXK có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ. Tùy thuộc tình hình thực tế mà NHPTVN giải ngân vào tài khoản ngoại tệ của Khách hàng tại NHPTVN hoặc tài khoản ngoại tệ của Khách hàng tại NHTM khác để thanh toán tiền nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
Trình tự giải ngân:
1. Tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ Khách hàng. Cán bộ phụ trách việc nhận hồ sơ tiến hành lập bảng kê các tài liệu và ký nhận với Khách hàng về việc giao nhân bộ hồ sơ giải ngân.
2. Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra hồ sơ giải ngân trên cơ sở các chứng từ giải ngân do Khách hàng xuất trình.
3. Sau khi kiểm tra kỹ chứng từ giải ngân và kiểm tra thực tế, nếu đủ điều kiện cấp vốn, cán bộ tín dụng đề xuất cụ thể mức giải ngân báo cáo trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
Trường hợp cấp tạm ứng, căn cứ đề nghị của Khách hàng, tùy theo từng mặt hàng, điều kiện thu mua, vận chuyển, thanh toán mà cán bộ tín dụng xác định thời gian hoàn chứng từ hợp lý.
4. Sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt, cán bộ tín dụng điền các nội dung cần thiết vào bảng kê rút vốn kiêm khế ước nhận nợ, ký và trưởng phòng tín dụng trình duyệt.
5. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ giải ngân, ký và trình Tổng Giám đốc duyệt.
6. Trường hợp không đồng ý cấp một phần hoặc toàn bộ số tiền vay, trưởng phòng tín dụng trình Tổng Giám đốc, thông báo cho Khách hàng lý do từ chối giải ngân.
7. Sau khi Tổng Giám đốc chấp nhận giải ngân, phòng tín dụng chuyển chứng từ sang phòng kế toán.
8. Trên cơ sở duyệt cấp vốn cho vay của Tổng Giám đốc do Ban tín dụng trình, ban tài chính kế toán có trách nhiệm kiểm soát chi lần cuối các chứng từ cấp vốn vay theo quy định về kiểm soát chi của NHPT sau đó thực hiện giải ngân và hạch toán khoản vay.
9. Trường hợp khách hàng có nhu cầu rút vốn bằng tiền mặt, thủ tục rút tiền mặt thực hiện theo quy định về rút tiền mặt của hệ thống NHPTVN và phù hợp với quy định của Pháp luật.
Thu nợ:
Nguyên tắc thu nợ:
1. Cán bộ tín dụng theo dõi chặt chẽ các số liệu giải ngân, lịch sử trả nợ quy định tại hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh và nguồn tiền của Khách hàng để đôn đốc Khách hàng trả nợ đúng hạn.
2. Tích cực xử lý sớm các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, hoặc có dấu hiệu trả nợ không đúng hạn.
3. Khách hàng vay vốn bằng đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó. Trường hợp Khách hàng vay vốn bằng VND có nhu cầu trả nợ bằng ngoại
tệ hoặc ngược lại thì phải được Tổng Giám đốc NHPTVN chấp thuận bằng văn bản.
4. Trường hợp khách hàng phát sinh nợ quá hạn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, khi khách hàng có nguồn trả nợ thì ưu tiên thu nợ tín dụng xuất khẩu trước.
5. Trường hợp phát sinh nợ quá hạn và lãi treo, khi khách hàng có nguồn trả nợ, phòng tài chính kế toán thực hiện thu nợ theo thứ tự: nợ lãi quá hạn, nợ gốc quá hạn, nợ lãi đến hạn, nợ gốc đến hạn. Trường hợp khác hàng gặp khó khăn đặc biệt về nguồn trả nợ, Tổng Giám đốc xem xét quyết định về thứ tự ưu tiên thu nợ.
Trình tự thu nợ:
• Thông báo cho Khách hàng về kỳ hạn trả nợ căn cứ vào kỳ hạn trả gốc, lãi của khoản vay và tiến độ trả nợ của Khách hàng thông qua hợp đồng tín dụng. Sau khi thông báo trả nợ được ký duyệt, chậm nhất 10 ngày trước ngày đến kỳ trả nợ gốc, cán bộ tín dụng gửi ngay một bản cho khách hàng đồng thời trao đổi thêm thông tin với khách hàng để nắm bắt cụ thể hơn khả năng trả nợ đến hạn của Khách hàng.
Đối với các khách hàng đã có sẵn thỏa thuận cho phép NHPTVN tự động trích tài khoản tiền gửi để thu nợ, cán bộ tín dụng gửi thông báo đến khách hàng, trong đó nêu rõ nội dung: số tiền đã trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng, số dư còn lại trên tài khoản của khách hàng…
• Thực hiện thu nợ: Đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận kế toán để thực hiện thu hồi nợ.
- Phòng Tài chính kế toán dựa trên thông báo trả nợ vay do phòng tín dụng chuyển sang để hạch toán thu nợ khi khách hàng trả nợ.
- Chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ khi thực hiện thu nợ, cán bộ tín dụng thu thập các chứng từ chứng minh việc trả nợ của Khách hàng kèm thông báo trả nợ lưu hồ sơ.
- Đến kỳ hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả được nợ vay hoặc không được gia hạn nợ, phòng tài chính kế toán sẽ lập phiếu chuyển nợ quá hạn trình Tổng Giám đốc ký thông báo cho Khác hàng đồng thời chuyển phòng tín dụng để theo dõi, đôn đốc thu nợ. Trong thông báo chuyển nợ quá hạn, ngoài thông tin liên quan đến việc chuyển nợ quá hạn cần nêu rõ các biện pháp tiếp theo NHPTVN sẽ áp dụng nếu khách hàng tiếp tục không trả nợ đúng hạn.
- Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ, khách hàng không trả được nợ vay của kỳ hạn đó thì số nợ gốc và lãi chậm trả phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định. Việc tính và thông báo lãi suất quá hạn thực hiện theo quy định của NHPTVN.
- Sau khi bộ phận kế toán thông báo chuyển nợ quá hạn, cán bộ tín dụng thong báo cho khách hàng việc chuyển nợ quá hạn đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ.
- Trường hợp cần thiết, cán bộ tín dụng có thể đề xuất với trưởng phòng tín dụng phối hợp với các bộ phận khác có liên quan, trình Tổng Giám đốc tổ chức gặp gỡ trực tiếp đại diện có thẩm quyền của khách hàng để đòi nợ. - Trường hợp liên tiếp trong vòng 60 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ mà
khác hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, sau khi đã áp dụng các biện pháp tận thu, cán bộ tín dụng đề xuất xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn.