II. Thực trạng tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động của Côngty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
Trong năm 2004, công ty đã khai thác thêm nguồn tài trợ cho VLĐ từ khoản phải trả
người bán và phải trả công nhân viên đã tăng. Đây là nguồn tài trợ không phải trả chi phí sử dụng. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, quan hệ nợ nần lẫn nhau là hiện tượng rất phổ biến. Ngay như trong công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn thì VLĐ cũng bị đọng ở các khoản phải thu chiếm tỉ lệ cao, sử dụng thêm các khoản phải trả để tài trợ cho VLĐ là việc nên làm để giảm bớt gánh nặng về chi phí tiền lãi cho các khoản vay. Tuy nhiên, việc sử dụng các khoản này đòi hỏi các nhà quản lí phải hết sức linh hoạt vì thời gian các khoản phải trả không thể kéo dài, gây mất lòng tin đối với bạn hàng.
2.2. Tăng cường công tác quản lí các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
Trong năm 2004, mặc dù đã thu được một số khoản nợ đọng song VLĐ của công ty còn bị chiếm dụng khá lớn, hàng hoá tồn kho còn nhiều. Điều đó cho thấy công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng, thu hồi công nợ còn cần phải chặt chẽ hơn nữa. Công ty chưa đề ra các biện pháp khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán ngay từ đầu hoặc thanh toán nhanh. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng và ứ đọng là: Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty kí kết với khách hàng chưa có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ về mặt thanh toán, về số tiền ứng trước, công ty chưa có các hình thức khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm và ngay khi giao hàng. Do đặc điểm SXKD của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn là chuyên nhận lắp đặt cho các dự án,công trình cho các dự án đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho nên công ty không áp dụng chính sách thương mại đối với khách hàng. Sau mỗi lần đặt hàng, công ty lắp đặt xong và bàn giao thì phía khách hàng mới thanh toán tiền chi phí lắp đặt và tiền hàng của công ty bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ, từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công ty cần có biện pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng nợ nần dây dưa không thanh toán của khách hàng, công ty cần áp dụng một số biện pháp như:
- Trước khi kí kết hợp đồng lắp đặt, mua bán, công ty phải xem xét kĩ lưỡng từng đối